Cái giá phải trả cho việc công nghiệp phát triển và vươn tới quốc gia hùng mạnh. Trung Quốc đang khiến người dân khổ sở gánh chịu "ngày tận thế sớm". Khói, bụi và ô nhiễm cực cao đến mức người dân như đi trong băo cát.
Khói mù dày đặc bao phủ nhiều thành phố phía Bắc Trung Quốc trong ngày thứ 4 liên tiếp kể từ khi mức báo động cao nhất về chất lượng không khí được ban hành.
Một số doanh nghiệp trong khu vực bao gồm các nhà máy sản xuất điện và hóa chất tiếp tục coi nhẹ cảnh báo khẩn cấp của chính quyền. Nhiều người dân vẫn đổ ra đường bất chấp khuyến cáo hạn chế tham gia giao thông trong khi nhiều chuyến bay ở thủ đô Bắc Kinh đă bị hủy bỏ.
Ṭa nhà cao tầng bị che mờ trong khói mù. Trung Quốc tuyên bố “cuộc chiến với ô nhiễm” vào năm 2014 nhưng chính phủ vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế chóng mặt.
Một nhân viên thuộc lực lượng bán quân sự đeo khẩu trang khi đứng gác phía trước bức chân dung của Mao Trạch Đông tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
Người dân quay video lễ chào cờ ở quảng trường này trong không khí mù mịt.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với t́nh trạng suy thoái môi trường. Trung Quốc phải thực hiện những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trong việc tiêu thụ than đá để hạn chế tác động đến môi trường.
Một người bán hàng rong chuẩn bị đồ ăn cho khách trong bầu không khí ô nhiễm.
Hơn 40 thành phố ở Trung Quốc đă ban hành cảnh báo về khói mù. Trong đó, 24 thành phố ban hành mức báo động đỏ như Bắc Kinh hay Đường Sơn, thành phố sản xuất thép lớn thuộc tỉnh Hà Bắc, và Tế Nam, thuộc tỉnh Sơn Đông giàu than đá.
Một nghệ sĩ đeo 24 điện thoại di động để phát sóng trực tiếp cảnh ô nhiễm ở Bắc Kinh.