Xyanua là chất kịch độc được con người chế tạo ra và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của con người và các loại động vật. Thế nhưng, loại chất độc này lại được phát hiện ra có trong loài rết rồng. Chính điều này cũng khiến các nhà khoa học phải cảm thấy ngạc nhiên.
Thật khó tin khi một sinh vật sống lại có thể phun ra chất độc hóa học Xyanua, đây là loại chất kịch độc mà nếu từng đọc qua truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng "thám tử lừng danh Conan" th́ hẳn bạn sẽ không xa lạ ǵ!
Thế nhưng sinh vật mới được khám phá trong một hang động sâu ở Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) lại khiến các nhà khoa học kinh ngạc. Đây được cho là một phát hiện chấn động!
Rết rồng được xem là một trong 3 loài mới đặc biệt trong các sinh vật mới nổi bật năm 2008 bởi International Institute for Species Exploration (Học viện quốc tế về Khám phá sinh vật).
Theo các nhà nghiên cứu tới từ nhiều quốc gia khác nhau như Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc, Viện khoa học Nga hay Bảo tàng Nghiên cứu động vật học Alexander Koenig (Đức), loài rết mới phát hiện thuộc một chi động vật nhiều chân Desmoxytes.
Chúng được đặt tên là rết rồng, chúng có nhiều gai nhô ra trên khắp thân ḿnh và rất thích bóng tối, với cơ thể giống với một con rồng châu Á, chỉ sống trong các nơi tối tăm, lạnh lẽo ở các hang động sâu Đông Nam Á.
Kích thước của một con rết rồng khổng lồ là khoảng 3 cm. Khi gặp kẻ thù, chúng sẽ tự vệ bằng cách phun nọc độc chết người Xyanua (hay c̣n gọi là Cyanide), một hợp chất của Nito và Cacbon.
Thường xuyên sống ở nơi tăm tối nên màu da của chúng cũng rất nhợt nhạt do ít sắc tố da, chúng có thể có màu hồng nhạt, trắng đục hay thậm chí trong suốt. Do thiếu ánh sáng nên râu của chúng cũng như những cặp chân phát triển dài bất thường!
Khám phá được công bố trên tạp chí khoa học ZooKeys.