Trung Quốc được xếp hạng nhất thế giới về vũ khí quân sự năm 2016. Nga cũng chỉ đứng thứ hai, Mỹ cũng giật ḿnh v́ chỉ đứng hàng thứ ba. Mỹ hiện cũng đang e sợ trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, những đồng minh của Mỹ nhất là các nước Đông Nam Á càng hoảng loạn.
Sức mạnh vượt trội của không quân Mỹ, chủ yếu dựa vào ưu thế về mặt công nghệ đang dần bị Trung Quốc xóa nḥa, bởi Bắc Kinh chế tạo hàng loạt chiến đấu cơ và vũ khí hiện đại.
Ảnh minh họa.
National Interest mới đây đă trích dẫn bản báo cáo của các quan chức Lầu Năm Góc, chuyên gia phân tích quân sự, tŕnh lên quốc hội Mỹ về cán cân sức mạnh quân sự Mỹ-Trung những năm qua.
Bản báo cáo này hé lộ tiến bộ mà không quân Trung Quốc đạt được cũng như hướng phát triển trong tương lai.
Theo đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đang biên chế 2.200 máy bay. 600 chiếc trong số này là các máy bay hiện đại.
“Trong giai đoạn những năm 1990, Bắc Kinh đă khởi động chương tŕnh hiện đại hóa toàn diện, nâng cấp năng lực chiến đấu của không quân, từ khả năng tác chiến tầm ngắn, pḥng thủ hạn chế sang lực lượng hiện đại, đa năng và có thể tung ra đ̣n đánh chính xác ngoài biên giới”, báo cáo viết.
Về loại máy bay tàng h́nh, bản báo cáo tập trung vào chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh J-20 là mẫu máy bay tàng h́nh mạnh nhất trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. J-20 mới được Bắc Kinh chính thức giới thiệu vào tháng 11.2016.
Phi đội chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng thử nghiệm mẫu tiêm kích tàng h́nh J-31, nay đổi tên thành FC-31 Gyrfalcon. Mục đích sử dụng chiến đấu cơ này hiện vẫn chưa rơ ràng. Hiện chưa rơ FC-31 Gyrfalcon có thực sự nổi bật hơn phiên bản F-35 của Mỹ về mặt công nghệ hay không.
Nhưng có một điều rơ ràng là ưu thế về công nghệ vũ khí, không quân, hải quân của Mỹ đang suy giảm nhanh chóng. Để làm rơ vấn đề này, bản báo cáo dẫn b́nh luận của một chuyên gia, so sánh chiến đấu cơ Mỹ-Trung cách đây 20 năm cho đến phiên bản ngày nay.
Năm 1995, chiến đấu cơ hiện đại như F-15, F-16 và F/A-18 của Mỹ thống trị hoàn toàn trước máy bay J-6 Trung Quốc. Nhưng hiện nay, phiên bản J-10 và J-11 đă đạt tới sức mạnh tương đương phiên bản F-15 nâng cấp hiện được Washington sử dụng chủ yếu trong lực lượng không quân.
Cùng với J-10 và J-11, Trung Quốc cũng sở hữu chiến đấu cơ Su-27 và SU-30 có nguồn gốc từ Nga. Trong dịp Giáng sinh vừa qua, Bắc Kinh mới tiếp nhận 4 chiến đấu cơ Su-35. 20 chiếc c̣n lại sẽ được Moscow chuyển giao dần cho đến năm 2018.
“Su-35 là loại chiến đấu cơ đa năng, hiệu suất cao, giúp nâng cao đáng kể tầm hoạt động và khoang chứa nhiên liệu so với các máy bay Trung Quốc. Sở hữu Su-35, sức mạnh trên không của Bắc Kinh trong các vùng biển lân cận được gia tăng rơ rệt”, báo cáo viết.
Tiêm kích hạm J-15 diễn tập trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Nhân dân Nhật báo.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh: “Sớm muộn Trung Quốc sẽ tháo dỡ chiếc Su-35 để nghiên cứu các thành phần, như radar hiện đại, động cơ. Từ đó, Bắc Kinh sẽ kết hợp các công nghệ này vào chiến đấu cơ nội địa”.
Bên cạnh chiến đấu cơ, Trung Quốc cũng sở hữu hàng loạt các tên lửa đối không mạnh hơn rất nhiều so với 15 năm trước.
“Tất cả các máy bay Trung Quốc năm 2000, ngoài một số chiếc Su-27, chỉ có thể phóng tên lửa trong tầm mắt. Ngày nay, tên lửa Trung Quốc trở nên đa dạng, từ tầm ngắn, tầm trung hay có thể khai hỏa ở mọi điều kiện thời tiết”, báo cáo viết. “Đáng chú ư nhất là các loại bom định hướng bằng vệ tinh, tên lửa chống radar, bom dẫn đường bằng laser, các tên lửa hành tŕnh tầm xa phóng từ trên không, trên đất liền và tên lửa chống hạm”.
Máy bay vận tải chiến lược Y-20 Trung Quốc có thể mang lượng hàng hóa, khí tài quân sự gấp 3 lần phiên bản C-130 tương đương của Mỹ. Một số máy bay vận tải c̣n có thể được chuyển đổi thành máy bay tiếp nhiên liệu, giúp Trung Quốc mở rộng tầm hoạt động trên không.
Hiện tại, Trung Quốc chưa tập trung phát triển hạm đội máy bay tiếp nhiên liệu quy mô lớn v́ đa số các chiến đấu cơ chưa được tích hợp tính năng này.
Trung Quốc chính thức giới thiệu chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 hồi tháng 11.2016.
“Cho đến khi hải quân Trung Quốc hoàn thiện khả năng tác chiến của các máy bay trên tàu sân bay, Bắc Kinh sẽ chỉ có thể sử dụng máy bay tiếp nhiên liệu cất cánh từ đất liền. Phi đội này bao gồm 12 chiếc H-6U từ thời Liên Xô, vốn đă lỗi thời và không thể đáp ứng nhiệm vụ trong thời gian dài”, báo cáo phân tích.
Bản báo cáo của Lầu Năm Góc dẫn nguồn tin từ truyền thông Nga, nói rằng Moscow xác nhận việc bán “rồng lửa” pḥng không hiện đại S-400 cho Bắc Kinh.
“S-400 giúp Trung Quốc mở rộng gấp đôi khả năng pḥng không, từ 200 lên tới 400 km, bao trùm toàn bộ vùng trời Đài Loan, đảo Senkaku/Điếu Ngư và một phần Biển Đông”, báo cáo viết.
Báo cáo cũng nhắc đến kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Trung Quốc, bao gồm phiên bản DF-31, DF-31A và sắp tới là DF-41.
Trung Quốc được cho là đă sở hữu hàng loạt các xe phóng ICBM di động, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Cuối cùng, tên lửa DF-41 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân, tấn công đồng thời 10 mục tiêu khác nhau.