Mỹ đă triển khai một hệ thống radar AN/FPS-132 có tầm hoạt động trên 5000 km ở Qatar. Mặc dù Mỹ lấy lí do giám sát Iran nhưng việc này khiến Nga lo ngại.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter đă cung cấp thông tin này vào ngày 10/12/2016 khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực tổ chức ở Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS - Manama, Bahrain).
Hệ thống radar AN/FPS-132 bố trí ở Qatar được thiết kế cho phép nó được sử dụng như một hệ thống cảnh báo sớm trước bất cứ phương tiện tấn công chiến lược nào - thứ mà Iran không có.
Những hệ thống radar tương tự đă được bố trí tại căn cứ không quân Beale (California), Fylingdales (Anh) và Thule (Greenland) để hoạt động trong mạng lưới pḥng thủ tên lửa GMD và BMD của Mỹ.
Hệ thống radar AN/FPS-132.
Trước việc Mỹ bố trí radar AN/FPS-132 ở Qatar, chuyên gia Alex Gorka của chuyên san Strategic Culture cho rằng, tầm hoạt động 5.000km của radar AN/FPS-132 vượt quá nhu cầu cần thiết để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Iran.
Hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác từ Lầu Năm Góc v́ sao radar AN/FPS-132, với phạm vi phát hiện mục tiêu ấn tượng như vậy, lại được dùng chỉ để đối phó với Iran ở vùng Vịnh.
Khoảng cách từ Qatar đến Iran là 821km và từ Qatar đến Turkmenistan (nếu băng qua lănh thổ Iran) là 1.700km. Như vậy, phạm vi hoạt động của AN/TPY-2 vẫn bao phủ cả Turkmenistan. Và đương nhiên, không cần tới một loại radar có phạm vi hoạt động tới 5.000km chỉ để đối phó với mối đe đọa từ Iran.
Không có lời giải thích hợp lư nào khác cho lựa chọn này của Mỹ, ngoại trừ thực tế radar AN/FPS-132 có thể giám sát những vùng lớn trên lănh thổ Nga.
Tạp chí quốc pḥng IHS Jane's cũng đă thừa nhận điều này khi đưa tin rằng: "Tập đoàn Raytheon đă được trao hợp đồng trị giá 2,4 tỷ USD vào tháng 12/2014 để xây dựng cho Qatar trung tâm hoạt động pḥng thủ tên lửa và pḥng không (ADOC).
Trung tâm này sẽ tích hợp các hệ thống pḥng không của Mỹ (như Patriot, radar cảnh báo sớm, THAAD) với các hệ thống pḥng không, radar của châu Âu và trung tâm hoạt động không quân của Qatar".
Điều này phần nào chứng tỏ rằng hệ thống radar cảnh báo sớm AN/FPS-132 bố trí tại Qatar là một thành tố trong mạng lưới BMD toàn cầu đang được Mỹ thiết lập để đối phó với các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.
Cùng với radar AN/FPS-132, Nga c̣n bị Mỹ giám sát bằng hệ thống radar tối tân khác từ phía Na Uy. Việc xây dựng trạm radar mới công suất cao này sẽ được hoàn thành vào năm 2020.
Trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dơi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga. Hiện Mỹ đang tăng cường các hoạt động ở Bắc Cực.
Năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland đă bị đóng cửa năm 2006. Các căn cứ này dự kiến được sử dụng cho các nhiệm vụ thông thường là săn tàu ngầm Nga.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc đă bắt đầu triển khai luân phiên thêm một lữ đoàn thiết giáp chiến đấu tới châu Âu như một phần trong nỗ lực đối phó với cái mà Mỹ gọi là hành vi gây hấn của Nga ở châu lục này.
Reuters dẫn thông báo từ Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ cho biết, lữ đoàn thiết giáp này dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 2.2017, sẽ phối hợp tiến hành các cuộc tập trận chung với Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania, Bulgaria và Hungary.
Hiện Mỹ đă có hai lữ đoàn thiết giáp hiện diện liên tục ở châu Âu. Một lữ đoàn thiết giáp đặc trưng của Mỹ có khoảng 4.500 binh sĩ.
VietBF © sưu tầm