Các nhà khoa học cho biết, một tảng băng lớn có diện tích tương đương Cộng ḥa Trinidad và Tobago sắp tách ra khỏi Nam Cực. Nếu điều này thành hiện thực, tảng băng này sẽ làm thay đổi cơ bản cảnh quan Nam Cực. Các nhà khoa học cũng lo ngại những hệ quả đi kèm khi tảng băng này bị tách ra.
Một tảng băng khổng lồ có diện tích tương đương Cộng ḥa Trinidad và Tobago sắp vỡ ra từ Larsen C, thềm băng lớn ở châu Nam Cực, Guardian hôm 6/1 đưa tin.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tảng băng rộng 5.000 km2 này chỉ nối liền với thềm băng qua dải băng dài 20 km, sau khi đường nứt găy h́nh thành trong hơn một thập kỷ qua đột ngột mở rộng đáng kể vào tháng trước.
"Sau vài tháng ổn định, đường nứt găy bất ngờ mở rộng thêm 18 km trong nửa cuối tháng 12/2016. Tảng băng lớn bằng 1/4 kích thước xứ Wales chỉ c̣n gắn liền với thềm băng mẹ qua dải băng dài 20 km", giáo sư Adrian Luckman, nhà khoa học ở Đại học Swansea, Anh, cho biết.
Theo giáo sư Luckman, tảng băng này khi tách ra sẽ làm thay đổi cơ bản cảnh quan ở Nam Cực và thúc đẩy mảng nứt vỡ lớn hơn trên thềm băng Larsen C.
Thềm băng là những khối băng khổng lồ trôi nổi dày hàng trăm mét ở mép sông băng. Các nhà khoa học lo ngại sự biến mất của thềm băng sẽ khiến những sông băng nội địa của Nam Cực trở nên bất ổn. Trong khi tảng băng tách ra không làm mực nước biển dâng cao, thềm băng tan vỡ có thể dẫn tới hiện tượng này.
"Tảng băng tách ra chỉ khiến toàn bộ thềm băng trở nên kém ổn định. Nếu nó sụp đổ, không có ǵ níu giữa các sông băng và chúng sẽ bắt đầu trôi nhanh hơn", Martin O’Leary, một nhà nghiên cứu khác ở Đại học Swansea, chia sẻ.
O’Leary cũng nhấn mạnh tảng băng là quá tŕnh tự nhiên xảy ra sau mỗi thập kỷ và không phải do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng sự tan ră của một thềm băng lớn có thể thúc đẩy băng hà tan nhanh hơn, khiến đại dương ấm lên.
Một số thềm băng bị nứt vỡ ở khu vực phía bắc Nam Cực trong những năm gần đây, bao gồm thềm băng Larsen B tan ră năm 2002.