Trung Quốc hiện vẫn đang nghe ngóng xem chính quyền của tân Tổng thống Mỹ sẽ phản ứng như thế nào về vấn đề Biển Đông. Rơ ràng những hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc là vi phạm nghiệm trọng luật pháp quốc tế. Tập Cận B́nh cũng lạnh gáy khi ứng viên ngoại trưởng Mỹ do Tổng thống đắc cử Trump đề cử được cho là sẽ phản ứng với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Rex Tillerson, ứng viên ngoại trưởng Mỹ. Ảnh:Reuters
Rex Tillerson, ông trùm dầu khí được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng, sẽ cho rằng Trung Quốc đă có hoạt động xây đảo phi pháp trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố lo ngại về hành động của Nga và Triều Tiên, theo Reuters.
Thông tin được đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump hé lộ từ bài phát biểu của ông Tillerson tại phiên điều trần trước thượng viện ngày 11/1.
Trong phiên điều trần, ông Tillerson sẽ nêu quan điểm về nhiều vấn đề đối ngoại khác nhau của Mỹ. Đối với vấn đề Biển Đông, cũng giống như Donald Trump, ông Tillerson sẽ thể hiện thái độ đối với hành động xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc.
"Việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông là hành động chiếm giữ phi pháp các khu vực tranh chấp, không tuân thủ thông lệ quốc tế", ông Tillerson sẽ nói.
Ông dự kiến giải thích với các thượng nghị sĩ về việc Trump ủng hộ làm nồng ấm mối quan hệ với Nga, cho rằng Washington cần đối thoại thẳng thắn, cởi mở với Moscow để làm rơ những tham vọng của nước này.
Tuy nhiên, ngôn từ của Tillerson thể hiện nỗi lo lắng về Nga vượt xa những ǵ Trump thường bộc lộ khi đề cập đến sự cần thiết phải cải thiện quan hệ với Moscow. Trump nói ông cảm thấy chính quyền sắp măn nhiệm của Tổng thống Obama không khôn khéo trong quan hệ với Nga.
"Đồng minh NATO của chúng tôi đúng khi cảnh báo về nước Nga đang hồi sinh. Nhưng cánh cửa này chỉ để ngỏ khi thiếu vắng sự lănh đạo của Mỹ và những tín hiệu vô t́nh bị phát đi", trích phát biểu của Tillerson.
Ứng viên ngoại trưởng Mỹ dẫn chứng thất bại của Tổng thống Obama khi phản ứng với hành động vượt "lằn ranh đỏ" của Tổng thống Syria Bashar al-Assad khi bị cho là dùng vũ khí hóa học chống lại người dân hồi năm 2012. Ông Tillerson coi đây như một tín hiệu yếu ớt gửi tới Moscow, cho rằng Mỹ đă không nhận ra "người Nga không nghĩ giống chúng ta".
Về vấn đề Triều Tiên, Tillerson sẽ thể hiện động thái gây áp lực hơn với Trung Quốc để có được sự giúp đỡ.
"Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận những lời hứa suông như những ǵ Trung Quốc đă nói trong việc gây sức ép buộc Triều Tiên thay đổi nhưng không thực hiện", Tillerson sẽ nhấn mạnh trong phiên điều trần.
Ứng viên ngoại trưởng Mỹ cho rằng các thách thức gây ra bởi Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Trung Quốc, Triều Tiên và Iran tượng trưng cho các thực tế toàn cầu mới cần được giải quyết với một nước Mỹ quyết đoán.