Vietbf.com - Dư luận thật bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Trump sa thải một bộ trưởng tư pháp Sally Yates, v́ chống lại sắc lệnh di dân chính quyền của ông Trump, điều đó như báo hiệu một điềm xấu cho Tổng thống Donald Trump.
Những người chỉ trích Trump cho rằng việc Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates bị sa thải ngày 30/1 (giờ Mỹ) là cuộc "thanh trừng đêm thứ 2" với những người bày tỏ quan điểm trái ư Trump. Tuy nhiên, ông không phải là người đầu tiên có hành động này.
Tổng thống Richard Nixon cũng từng gây ra vụ "thanh trừng đêm thứ 7" vào năm 1973 đối với bộ trưởng tư pháp của ông. Nhưng điều Nixon không ngờ là sự việc này dẫn đến chuỗi phản ứng góp phần dẫn đến sự ngă ngựa của ông từ đỉnh cao quyền lực.
Bộ Tư pháp không giúp che giấu sai phạm của tổng thống
Quyết định sa thải bộ trưởng của ông Nixon được đưa ra trong lúc tổng thống Mỹ rơi vào "khủng hoảng Watergate" liên quan đến bê bối đột nhập và nghe lén cuộc họp của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson của chính quyền Nixon bên cạnh công tố viên điều tra vụ Watergate, Archibald Cox. Ảnh: AFP.
Tháng 11/1973, Tổng thống Nixon chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp Eliot Richardson phải cách chức công tố viên đặc biệt Archibald Cox. Nguyên nhân là Cox được giao trọng trách trong cuộc điều tra vụ Watergate và gửi trát yêu cầu tổng thống phải bàn giao các băng ghi âm những cuộc đối thoại trong Pḥng Bầu dục.
Bộ trưởng Richardson từ chối tuân theo mệnh lệnh này. Ông không những không sa thải Cox mà c̣n từ chức như một h́nh thức biểu t́nh.
Không thuyết phục được Richardson, ông Nixon quay sang Thứ trưởng Tư pháp William Rucklehaus. Tuy nhiên, vị thứ trưởng cũng phản kháng quyết liệt bằng việc từ chức.
Quyền điều hành Bộ Tư pháp được Nixon trao lại cho Tổng Biện lư Sự vụ Robert Bork. Ông này cuối cùng đă chấp nhận đề nghị của Nixon và công tố viên Cox bị sa thải.
Thẩm phán liên bang Gerhard Gessell khi đó lên án gay gắt việc băi nhiệm Cox là bất hợp pháp, nói Cox "không hề có những việc làm trái luật nghiêm trọng nào để phải chịu sa thải".
Quốc hội cũng rất bực tức với ông Nixon, nhấn mạnh đó là sự lạm dụng quyền hạn của tổng thống. C̣n công luận th́ trở thành một cơn thủy triều chống lại Nixon. Hàng loạt điện tín ồ ạt gửi tới Nhà Trắng và quốc hội để bày tỏ bức xúc.
Vài ngày sau, những khảo sát ư kiến dân chúng cho thấy lần đầu tiên phần lớn công dân Mỹ ủng hộ việc phế truất tổng thống. Rất nhiều nghị quyết về phế truất đă được đệ tŕnh lên quốc hội.
Trong khi đó, công tố viên vụ Watergate được thay thế và giao cho Leon Jaworski. Tổng thống Nixon hy vọng rằng cuộc điều tra lúc này sẽ chỉ giới hạn vào vụ đột nhập. Tuy nhiên, ông không ngờ rằng Jaworski đă nắm bắt những đầu mối do ông Cox để lại và từ đó mở rộng điều tra các hoạt động liên quan.
Cơn băo Watergate tiếp tục dữ dội trong những tháng sau đó. Đối diện sức ép và nguy cơ bị phế truất, Tổng thống Nixon đă tuyên bố từ chức vào ngày 9/8/1974.
Nixon trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ từ chức. Ảnh: AP.
Trong khi đó, việc Richardson từ chức sau này khiến ông nhận được nhiều lời khen ngợi. Năm 1974, ông được trao phần thưởng John Heinz cho những quan chức chính phủ xuất sắc. Sau đó, ông trở thành đại sứ Mỹ tại Anh, rồi được trao Huân chương Tự do Tổng thống là phần thưởng dân sự cao quư nhất của Mỹ.
Sau khi Richardson qua đời vào cuối năm 1999, nhiều cơ quan thông tấn lớn của Mỹ ca ngợi ông là "liệt sĩ Watergate" v́ kiên quyết chống lại mệnh lệnh vô lư của tổng thống.
Những điều lo ngại từ việc Trump sa thải quyền bộ trưởng
Nhiều người nhanh chóng chỉ ra điểm tương đồng trong vụ việc của Nixon và việc Trump cách chức quan chức. Bà Sally Yates vốn là Thứ trưởng Tư pháp do Tổng thống Obama đề cử. Bà trở thành quyền bộ trưởng ở cơ quan này trong lúc chờ đề cử của Tổng thống Trump được Thượng viện phê chuẩn.
Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates bị Trump sa thải. Ảnh: Reuters.
Phát biểu về lư do từ chối ủng hộ chính sách cấm nhập cư của Trump, bà Yates nói: "Tôi không thấy thuyết phục rằng nhiệm vụ bảo vệ sắc lệnh hành pháp này là phù hợp với trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Tôi cũng không thấy sắc lệnh này hợp pháp".
Theo Washington Post, điều đáng lo ngại không phải việc bà Yates bị sa thải, mà cách Trump sa thải quan chức mới là điều đáng quan tâm.
Thông báo của Nhà Trắng đă sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ để nói về bà Yates, như chỉ trích bà "phản bội Bộ Tư pháp" khi không chịu thi hành một mệnh lệnh được ban hành để bảo vệ công dân Mỹ.
Tổng thống Trump c̣n cố gắng hạ uy tín Yates, khẳng định bà không có năng lực và chuyên môn yếu kém trong vấn đề biên giới.
Yates chống lại Trump thực ra chỉ mang tính biểu tượng khi Bộ Tư pháp sẽ sớm có lănh đạo mới. Bà là người của chính quyền cũ nên việc sớm rời khỏi cơ quan này cũng là điều b́nh thường.
Tuy nhiên, việc tuyên chiến với Trump của Yates nhanh chóng được hoan nghênh là hành động anh hùng. Lănh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer biểu dương "đây là một tấm gương về ḷng dũng cảm".
Bên cạnh đó, một số người lại nói vụ việc ông Richardson và bà Yates bị sa thải không hoàn toàn giống nhau. "Việc Nixon cho thôi việc Richardson xảy ra khi chính tổng thống là đối tượng điều tra và cản trở việc thực thi công lư. C̣n Tổng thống Trump hoàn toàn có quyền sa thải bộ trưởng", nhà báo điều tra vụ Watergate, Carl Bernstein nói với CNN.