Những câu chuyện có vẻ như chỉ diễn ra ở thời phong kiến này lại rất phổ biến ở Ấn Độ. Người ta không khỏi xót xa khi nghe cô gái trẻ Muneera Begum, mới 19 tuổi, sống ở thành phố Hyderabad, thủ phủ bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ - nạn nhân của một cuộc hôn nhân với du khách mới đây đă có những lời tâm sự ngập trong nước mắt trên CNN. Đây chẳng phải là một vụ buôn bán người trắng trợn hay sao?
Muneera Begum (trái), người đă bị mẹ ḿnh bán cho một du khách 70 tuổi khi cô mới vừa bước sang tuổi 12. Ảnh: CNN
“Đêm đó tôi đă thuộc về ông ta. Ông ta ôm tôi. Tôi bậc khóc. Ông ta nói: Tôi đă mua cô, giờ tôi có thể làm bất kỳ điều ǵ tôi muốn. Tôi đă đưa tiền cho cha mẹ cô, từ giờ phút này tôi có toàn quyền sử dụng cô khi nào tôi thích. Hăy im miệng lại”. Đó là những lời chia sẻ của Muneera Begum, cô gái trẻ đă bị cha mẹ ḿnh bán cho một người đàn ông 70 tuổi đến từ Oman khi mới vừa tṛn 12 tuổi.
Nói về cái đêm “tân hôn” ấy, Begum gọi đó là một sự “tra tấn”. Cô nói: “Tôi không được giáo dục, tôi không thể hiểu được điều ǵ đang diễn ra. Và tôi đă mang một sinh linh bé bỏng trong người”.
Cô nói rằng, trong suốt hai tháng liền, cô đă bị người đàn ông mà ḿnh gọi là chồng nhốt trong một căn pḥng nhỏ chỉ để phục vụ nhu cầu về thể xác cho ông ta.
“Nếu ông ấy đi ra ngoài, bất cứ thời gian, khoảng cách như thế nào ông ấy sẽ nhốt tôi lại. Khi trở về, một màn tra tấn mới sẽ lại bắt đầu”, Begum nghẹn ngào.
Nói về vấn đề này, cảnh sát cho biết, tại thành phố cổ Hyderabad những trường hợp như của Begum không phải là hiếm gặp. Hàng trăm cô gái trẻ đến từ các khu phố nghèo sẽ được cha mẹ họ bán cho những du khách cao tuổi, những người đến đây để t́m kiếm “sự mới lạ” trong mặc cho họ có đồng ư hay không.
Tại Ấn Độ, đây là một vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua. Những tên tội phạm thường liên quan đến một mạng lưới buôn người rộng khắp, với các đại lư, những kẻ môi giới và các giáo sĩ địa phương; tất cả đều là một bộ phận trong mạng lưới vô nhân đạo này.
Săn những gia đ́nh nghèo
Những đại lư này thường được đặt tại một số quốc gia ở Trung Đông và châu Phi. Khi có khách hàng họ sẽ liên lạc với bộ phận môi giới tại Hyderabad (thành phố có tỷ lệ dân số theo đạo Hồi lớn nhất Ấn Độ), những tên môi giới sau đó sẽ t́m cách tiếp cận với những gia đ́nh nghèo và thuyết phục họ bán con gái đang c̣n trong độ tuổi vị thành niên cho ḿnh. V́ cần tiền, những bậc cha mẹ này thường sẽ... gật đầu đồng ư.
Tiếp đó, những vị khách – thường là những người đàn ông cao tuổi sẽ đặt vé đến Hyderabad để “du lịch”. Tại đây, những tên môi giới sẽ mang những cô gái trẻ tội nghiệp đến cho những người này lựa chọn.
Cuối cùng, một giáo sĩ tôn giáo (cũng là người của mạng lưới này) sẽ đứng ra kư giấy chứng nhận kết hôn và sau đó là cả giấy ly hôn, mặc cho những giấy tờ này không hề có giá trị pháp nhân để hợp thức hóa những cuộc hôn nhân trong cưỡng ép. Tuy nhiên, một trong những lănh đạo tôn giáo cấp cao tại Hyderabad cho biết, luật Hồi giáo đ̣i hỏi phải có sự đồng ư của cô gái th́ cuộc hôn nhân này mới được chấp nhận.
Và kết cuộc của những cuộc hôn nhân như thế này là điều mà ai cũng có thể đoán trước. Sau vài tháng sống trong mối quan hệ “vợ chồng”, các vị khách sẽ rời đi, không bao giờ quay trở lại. Một số “thiếu phụ” sẽ trở thành gái bán dâm. Một số người v́ trước đó đă dùng những loại thuốc của “chồng ḿnh” nên bây giờ trở nên bất lực.
Nhiều người không hiểu v́ sao một người mẹ, người cha có thể bán đi con gái ḿnh, nhưng mẹ của Begum th́ có lư do mà theo bà là chính đáng cho quyết định của ḿnh. Bà nói: “5 thành viên trong gia đ́nh chúng tôi chỉ sống trong một căn pḥng nhỏ, rất chật hẹp tại một trong những khu nghèo nhất của Hyderabad; chồng tôi là một người nghiện rượu nặng. Chúng tôi không có tiền”.
Vâng, từ đó, bà tin rằng việc bán con gái sẽ giúp cho cuộc sống của Begum và cả gia đ́nh ḿnh được cải thiện. “Chúng tôi nghĩ rằng, bằng cách đó chúng tôi có thể mua một căn nhà nhỏ để sinh sống. Cuộc sống của Begum và chúng tôi sẽ trở nên tốt đẹp. Đó là những ǵ chúng tôi nghĩ rằng ḿnh nên làm”, bà giải thích.
“Ước mơ của tôi là mỗi cô gái nên được hạnh phúc”
Begum bây giờ đă là mẹ của một bé gái, cha của nó không ai khác chính là người đàn ông mà cô bị buộc phải kết hôn trước đó. Cô cho biết, khi cái thai chỉ vừa hai tháng tuổi, người đàn ông ấy đă ly dị cô qua điện thoại. Lúc ấy, cô trở nên quẫn trí và cố gắng để t́m đến cái chết bằng cách tự sát.
“Tôi khóc rất nhiều. Tôi quá đau đớn, tôi nghĩ rằng tôi quá vô dụng trong cuộc sống này. Tôi c̣n nhớ, lần cuối cùng mang ư định tự sát tôi đă cố gắng để cắt cổ tay của ḿnh”, Begum hồi tưởng lại.
Sau đó, Begum được một tổ chức phi chính phủ đưa vào một trung tâm tại địa phương có tên gọi Shaheen. Đây là trung tâm ra đời với mục đích là giúp ngăn ngừa t́nh trạng các cô gái trẻ bị bán vào những cuộc hôn nhân cưỡng ép.
Ngoài ra, Shaheen cũng giải cứu và giúp đỡ những nạn nhân này tái ḥa nhập cuộc sống cộng đồng. Những cô gái khi vào đây sẽ được dạy những kỹ năng như cắt may, vẽ henna hoặc làm thế nào để sử dụng máy tính,... Tất cả là nhằm giúp họ có thể độc lập về tài chính sau này.
Được biết, Trung tâm Shaheen được thành lập cách đây hơn 20 năm bởi bà Jameela Nishat. Kể từ khi ra đời, nơi đây đă trực tiếp giúp đỡ cho hơn 100 cô gái và gần 1.000 cô khác được trung tâm gián tiếp hỗ trợ.
“Giấc mơ của tôi là mỗi cô gái phải được hạnh phúc, được tận hưởng tối đa cuộc sống của ḿnh và phải luôn cảm thấy được tự do”, bà Jameela cho biết.
Về trường hợp của Begum, sau khi đến với trung tâm Shaheen cô đă báo cho cảnh sát và nhà chức trách để họ bắt giữ những kẻ môi giới có liên quan đến việc mẹ cô bán cô cho người đàn ông năm xưa. Begum cho biết, ḿnh đă mất nhiều năm để ḥa nhập lại với cuộc sống và cô thề sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn thảm kịch này với những cô gái khác.
“Tôi đă bắt kịp với cuộc sống này, tôi không muốn bất kỳ một cô gái nào khác phải đối mặt với những ǵ mà tôi đă từng trải qua”.
“Tận cùng trái tim, tôi cảm nhận được nỗi đau mà tôi phải đối mặt. Những người sau này sẽ không phải đối mặt với nỗi đau đó”, Begum tâm sự.