Hôm nay 16/3 là ngày mệt mỏi đối với Tổng thống Trump. Cả vấn đề nhập cư và ngân sách của ông đưa ra đều bị phản đối.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích phán quyết chặn sắc lệnh nhập cư của một thẩm phán liên bang là “sự lạm quyền tư pháp chưa từng có tiền lệ” th́ đề xuất ngân sách 1.150 tỉ USD do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tŕnh lên quốc hội ngày 16-3 sẽ cắt giảm đáng kể chi tiêu của hàng chục cơ quan liên bang để tăng chi tiêu quốc pḥng lên mức lớn chưa từng thấy kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan.
Ưu tiên quốc pḥng hơn ngoại giao
Trong cuộc họp báo hôm 15-3, ông Mick Mulvaney, Giám đốc Văn pḥng Quản lư ngân sách của Tổng thống Trump, mô tả đây là một bản “ngân sách quyền lực cứng” - nghĩa là chính quyền ưu tiên chi tiêu quốc pḥng hơn ngoại giao và viện trợ nước ngoài.
Theo bản đề xuất có tên “Nước Mỹ trên hết: Kế hoạch ngân sách để nước Mỹ vĩ đại một lần nữa” này, ngân sách dành cho Lầu Năm Góc tăng thêm 10%, lên 639 tỉ USD. Ngược lai, ngân sách tổng cộng 19 cơ quan trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế, viện trợ nước ngoài... bị cắt giảm với con số tương ứng là 54 tỉ USD. Trong đó, ngân sách cho Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) bị giảm nhiều nhất, lên tới hơn 31% (2,6 tỉ USD).
Người đứng đầu nghiệp đoàn đại diện các nhân viên EPA John O’Grady lên tiếng chua chát rằng cơ quan này vốn đă “không đủ ăn” v́ ngân sách eo hẹp, đề xuất cắt giảm thêm của chính quyền chẳng khác nào tước nốt cả “bánh ḿ và nước cầm hơi”. Một mục tiêu bị cắt giảm đáng kể khác là Bộ Ngoại giao, bị đề xuất giảm 28% ngân sách (10,9 tỉ USD). Trong số này, chi tiêu viện trợ nước ngoài bị giảm 38%.
Theo Reuters, ngoài ngân sách quốc pḥng, ngân sách cho Bộ An ninh Nội địa cũng tăng 7%, lên 44,1 tỉ USD. Chính quyền ông Trump cũng đề xuất quốc hội chi thêm 1,5 tỉ USD cho việc xây dựng bức tường ở biên giới với Mexico trong tài khóa 2017 và thêm 2,6 tỉ USD cho tài khóa 2018 (bắt đầu vào ngày 1-10 tới).
Tổng thống Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ ở TP Nashville, bang Tennessee ngày 15-3 Ảnh: REUTERS
Sắc lệnh nhập cư lại gặp khó
Theo AP, đề xuất ngân sách trên đang vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phe Dân chủ bởi phần lớn “nạn nhân” là những chương tŕnh “con cưng” của đảng này, như năng lượng tái tạo, nghiên cứu biến đổi khí hậu, các dự án nhà ở tái định cư. Trong khi đó, lănh đạo đa số của Đảng Cộng ḥa tại Thượng viện, ông Mitch McConnell và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker nhất quyết phản đối cắt giảm viện trợ nước ngoài. Chính quyền của ông Trump cần đạt thỏa thuận với quốc hội trước khi dự luật chi tiêu tạm thời của chính quyền hết hạn vào ngày 28-4 để tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa một phần.
Cùng ngày, sắc lệnh hành pháp mới về nhập cư của tổng thống Trump bị tạm ngưng trên toàn quốc sau phán quyết của thẩm phán liên bang Derrick Watson tại bang Hawaii. Các luật sư bang Hawaii - vốn thuộc số 5 bang nộp đơn kiện sắc lệnh nhập cư thứ hai của ông Trump - lập luận rằng sắc lệnh mới kư ban hành hôm 6-3 và dự kiến có hiệu lực ngày 16-3 tiếp tục vi phạm Hiến pháp Mỹ do kỳ thị tôn giáo. Bang này cũng cho rằng lệnh cấm sẽ gây thiệt hại cho ngành Du lịch cũng như việc thu hút sinh viên và người lao động nước ngoài. Tổng thống Trump lập tức chỉ trích phán quyết là “sự lạm quyền tư pháp chưa từng có tiền lệ” tại Mỹ và thề sẽ theo đuổi sắc lệnh nhập cư đến cùng, cho dù có phải đưa vụ kiện lên Ṭa án Tối cao.
Thẩm phán liên bang Theodore D. Chuang ở Maryland ngày 16-3 đă đ́nh chỉ một phần quan trọng trong sắc lệnh là cấm nhập cảnh đối với người dân 6 nước Hồi giáo trong 90 ngày. Ông Chuang giữ phần c̣n lại của sắc lệnh là dừng hoàn toàn chương tŕnh nhận người tị nạn trong 120 ngày.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc tham gia tập trận chung tại Jinhae hôm 13-3 Ảnh: Hải quân Mỹ
Bỏ chính sách “tái cân bằng”?
Chuyến công du châu Á đầu tiên không được hoành tráng như những người tiền nhiệm của tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phần nào báo hiệu những thay đổi so với thời Tổng thống Barack Obama.
Trong động thái khác thường, nếu không muốn nói là “chưa từng có tiền lệ”, ngoại trưởng Mỹ bắt đầu chuyến đi hôm 15-3 trên “một chiếc máy bay nhỏ”, mang theo một phóng viên và chỉ tiến hành một cuộc họp báo ngắn tại mỗi chặng dừng chân ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Những chuyến đi tương tự của 2 người tiền nhiệm gần đây - bà Hillary Clinton và ông John Kerry - có quy mô lớn hơn nhiều, qua đó nêu bật cam kết của Mỹ đối với khu vực sau giai đoạn hoài nghi hoặc thù địch cũng như bảo đảm thông điệp của Washington được chuyển tải cả trong và ngoài nước.
Dù vậy, chuyến công du của ông Tillerson hóa ra lại không quá “lạ” nếu tính đến những ǵ Tổng thống Mỹ Donald Trump đă, đang và sẽ làm kể từ khi nhậm chức để “dỡ bỏ” một loạt di sản về mặt đối nội và đối ngoại của ông Obama. Về đối ngoại, một trong những bước đi đáng chú ư đầu tiên của ông Trump ngay sau khi vào Nhà Trắng là kư ban hành sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP), dẫn đến thắc mắc là có phải chính quyền mới ở Mỹ không c̣n mặn mà “xoay trục” sang khu vực này?
Theo trang Politico, chính quyền ông Trump vẫn đang trong giai đoạn định h́nh chính sách châu Á giữa lúc nơi đây có không ít biến động, từ chương tŕnh hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cho đến các tranh chấp lănh hải. “Họ không có một chiến lược châu Á mạch lạc, c̣n châu Á đang nỗ lực t́m hiểu chính quyền Mỹ thời ông Trump muốn ǵ” - ông Ely Ratner, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, nhận định.
Cho đến giờ, điều dường như rơ ràng nhất là chiến lược trên không c̣n được gọi là “tái cân bằng” hoặc “xoay trục” nữa. Dù vậy, khi được hỏi về phiên bản thay thế, quyền Trợ lư ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton vào đầu tuần này chỉ nói chung chung rằng chính quyền mới sẽ có kế hoạch riêng cho châu Á. Chỉ có điều, bà thừa nhận chưa nh́n thấy chi tiết về kế hoạch này cũng như không chắc liệu có một kế hoạch như thế hay không.
Trong nỗ lực trấn an các đồng minh ở châu Á, bà Thornton nhấn mạnh Washington vẫn “gắn kết tích cực” với khu vực dù đặc trưng của cam kết này có thể thay đổi. Một số chuyên gia cũng cho rằng ngay cả khi những cái tên nghe quen tai biến mất th́ vẫn c̣n đó những yếu tố ngoại giao, Quân sự và kinh tế góp phần thúc đẩy chính sách của Mỹ về châu Á thời gian qua. “Điều rơ ràng là khi nói về đối ngoại, chính quyền ông Trump vẫn muốn xem châu Á là trên hết. Chính quyền này đă nói ngay từ ngày đầu tiên h́nh thành rằng một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc sẽ đóng vai tṛ quan trọng của chiến lược châu Á” - ông Harry J. Kazianis, chuyên gia về an ninh châu Á tại Trung tâm Lợi ích quốc gia (Mỹ), nhận định với tờ The Washington Post.
Therealtz © VietBF