Chuyến thăm Mỹ của bà Merkel được Bloomberg và nhiều báo khác đánh giá là "không kết quả". Chỉ sau hai ngày, Thủ tướng Đức có động thái liên minh với Thủ tướng Shinzo Abe để đối phó với các chính sách của ông Trump.
Cả hai thủ tướng đều đă tuyên bố ủng hộ thương mại tự do và phản đối bảo hộ công nghiệp.
Ông Abe khẳng định Nhật Bản muốn cùng với Đức làm đầu tàu cho chủ trương cởi mở này.
Cả bà Merkel và ông Abe đều đề nghị Liên minh Châu Âu (EU) nhanh chóng kư hiệp định thương mại tự do với Nhật sau bốn năm đàm phán, giảm rào cản thương mại và đầu tư cả hai bên. Nhật là đối tác thương mại lớn thứ sáu của EU, là đối tác thương mại châu Á lớn thứ hai của EU sau Trung Quốc. GDP của EU và Nhật cộng lại chiếm hơn 1/3 tổng GDP toàn cầu. Thỏa thuận thương mại giữa EU và Nhật nhiều khả năng sẽ thành h́nh trong năm nay, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker nói với báo Bild (Đức) ngày 19-3.
Lời kêu gọi EU và Nhật kư hiệp định thương mại tự do của bà Merkel và ông Abe được xem là sự thách thức chủ trương bảo hộ công nghiệp, chống toàn cầu hóa của Tổng thống Mỹ Trump. Trong suốt quá tŕnh phát biểu, cả bà Merkel và ông Abe đều không đề cập đến ông Trump hay nước Mỹ. Tuy nhiên, theo hăng Reuters, không khó thấy cả bà Merkel và ông Abe đă tận dụng cơ hội này để tách bạch ḿnh khỏi chủ trương bảo hộ công nghiệp của ông Trump.
“Chúng ta đă phải tranh luận với nhiều nước về thương mại tự do, mở cửa biên giới và các giá trị dân chủ. Điều may là Đức và Nhật giờ không phải tranh luận với nhau về điều này mà đang cùng t́m cách vẽ nên tương lai có lợi cho mọi người” - bà Merkel tuyên bố chỉ vài ngày sau cuộc nói chuyện với ông Trump.
Gặp song phương ông Trump tại Nhà Trắng ngày 17-3, bà Merkel bày tỏ hy vọng Mỹ và EU có thể khôi phục đàm phán về thương mại tự do. Ông Trump phàn nàn rằng Mỹ đă và đang bị đối xử “rất, rất không công bằng” trong các thỏa thuận thương mại, trả lời thẳng thừng là chỉ cân nhắc điều đó khi chính sách thương mại của EU công bằng hơn.
VietBF © sưu tầm