Những người nhập cư vào Mỹ, như các doanh nghiệp nói là một bộ phận không thể thiếu đượctrong nền kinh tế của Hoa Kỳ. Nhưng Tổng thống Donald Trump không muốn người Mỹ bị mất việc và đảm bảo an toàn, ông đă không cho phép những người nhập cư trái phép. C̣n những người nhập cư th́ sao? Họ sẽ bắt đầu lĩnh đ̣n.
Nhân viên liên bang bị chỉ trích v́ bắt giữ người nhập cư trái phép ngay tại ṭa án
Từ tuần sau, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ âm thầm tước đi việc làm hợp pháp của hàng trăm ngàn người nhập cư hợp pháp, hầu hết là phụ nữ, buộc họ phải lui về làm nội trợ hoặc rời khỏi nước Mỹ.
Số phận bấp bênh
Những người nói trên là bạn đời của những người đến Mỹ làm việc theo visa cấp cho lao động tay nghề cao. Bản thân họ cũng là những lao động có kỹ năng. Nhiều người trong số này đă bắt tay khởi nghiệp, mang lại việc làm cho người Mỹ. Đơn cử như trường hợp của cô Keerthi Ranjith, 37 tuổi, đến từ Ấn Độ, hiện sinh sống tại khu South Riding của bang Virginia. Cô Ranjith đến Mỹ năm 2004 cùng chồng, một kỹ sư phần mềm đến Mỹ bằng visa H-1B.
Là giáo viên, Ranjith hiểu rơ nếu sang Mỹ với chồng, tạm thời cô phải hy sinh sự nghiệp của ḿnh v́ theo quy định thời điểm đó, bạn đời của lao động nhập cư bằng visa H-1B không được làm việc ăn lương. Công ty của chồng cô Ranjith hứa sẽ hỗ trợ để ông có được thẻ xanh. Điều này có nghĩa là trong ṿng vài năm, cả hai đều có việc làm ở Mỹ - ít ra là trong suy nghĩ của họ.
Báo The Washington Post cho hay theo luật hiện hành, Mỹ mỗi năm đều áp đặt hạn ngạch về thẻ xanh cho từng nước. Con số này như nhau đối với mọi quốc gia, bất kể nước đó đông hay ít dân. V́ vậy, người dân từ một nước nhỏ như Lichtenstein có thể nhận được thẻ xanh hầu như ngay lập tức sau khi hoàn tất các thủ tục, tiến tŕnh cần thiết. Trong khi đó, những người từ nước đông dân, như Ấn Độ và Trung Quốc, có thể phải chờ nhiều thập kỷ mới có thẻ xanh.
Đến năm 2015, chính quyền Tổng thống Barack Obama mở một lối thoát cho những người như cô Ranjith: Cho phép bạn đời của người lao động có tay nghề đang chờ xét duyệt cấp thẻ xanh được phép làm việc. Thế là sau 11 năm chờ đợi ṃn mỏi, cô Ranjith mở được trung tâm dạy kèm có gần 250 học sinh theo học và tạo việc làm cho 15 người Mỹ.
Một người nhập cư trái phép bị bắt ở TP Los Angeles, bang California - Mỹ Ảnh: AP
Hủy hoại ḷng tin
Niềm vui của cô có thể không kéo dài được lâu. Một đơn kiện nhằm vào quy định của ông Obama đă đến tay ṭa phúc thẩm liên bang gần đây. Chính quyền ông Trump sau đó đề nghị ṭa cho họ thời gian 60 ngày để xem xét những vấn đề liên quan. Khoảng thời gian này sẽ hết vào ngày 3-4 và trong trường hợp Bộ Tư pháp không ra sức bảo vệ quy định tại ṭa, số phận của nó có thể lâm nguy. Kịch bản này rất có khả năng xảy ra bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp hiện nay, ông Jeff Sessions, từng phản đối mạnh mẽ quy định khi c̣n là thượng nghị sĩ.
Không dừng lại ở đó, chính quyền ông Trump c̣n tận dụng mọi biện pháp để bắt giữ người nhập cư trái phép trong bối cảnh thiếu sự hợp tác từ chính quyền nhiều địa phương. Trong thư gửi Chánh án bang California, bà Tani Cantil-Sakauye, được công bố hôm 31-3, ông Sessions và Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa John Kelly lên tiếng biện hộ chuyện nhân viên Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) bắt giữ người nhập cư trái phép ngay bên trong ṭa án ở bang California. Thậm chí, 2 bộ trưởng c̣n chỉ trích chính quyền bang California v́ hạn chế sự hợp tác giữa lực lượng thực thi pháp luật địa phương và nhân viên liên bang.
Trước đó, bà Tani Cantil-Sakauye đă gửi thư cho 2 bộ trưởng, yêu cầu họ ngăn nhân viên ICE làm điều nói trên. Dù vậy, quyền Giám đốc ICE, ông Thomas Homan, nhấn mạnh sẽ tiếp tục biện pháp gây tranh căi này nếu xét thấy có mối đe dọa đến an toàn công cộng tại ṭa.
Theo Reuters, các nhóm hoạt động v́ quyền lợi của người nhập cư cho biết nhân viên liên bang trong năm 2017, đă tiến vào ṭa án và bắt giữ người nhập cư trái phép thường xuyên hơn tại nhiều bang, như California, Massachusetts, Maryland và Texas. Các thẩm phán, công tố viên nhiều địa phương lo ngại hành động của ICE có thể hủy hoại ḷng tin của công chúng vào hệ thống ṭa án.