VBF-Một sự thật rằng 53% thanh niên Việt thiếu kỹ năng, tay nghề, kỹ thuật hỏi tại sao nước cứ nghèo hoài. Người Việt chỉ bằng 1/15 người Singapore, 1/11 người Nhật, 1/10 người Hàn... Cần phải làm ǵ để năng suất tăng lên?
Những người thất nghiệp tụ tập để chơi cờ tướng hay chơi bài ở dưới phố Hà Nội. (Hoang Dinh Nam/ Getty Images)
Việt Nam đang có tỉ lệ thất nghiệp cao, một phần v́ những ai có thể làm việc th́ lại thiếu khả năng, kém năng suất.
Theo xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới, năng suất lao động của Việt Nam đứng gần áp chót so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương.
Cuộc nghiên cứu cho thấy người lao động Việt Nam rất thiếu kỹ năng, không có tay nghề, và có chuyên môn kỹ thuật thấp. Trong khi đó, t́nh trạng thất nghiệp càng ngày gia tăng. Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.
Báo Công Đoàn Việt Nam cho biết, “Thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay thể hiện nghịch lư là thừa lao động nhưng lại thiếu nhân lực có tŕnh độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có tŕnh độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm là 10 th́ chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3.79 điểm, xếp thứ 11 trong 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới.”
Nghiên cứu cho thấy Singapore đạt điểm cao, Nhật kế tiếp, Nam Hàn đạt 6.91 điểm, Ấn Độ đạt 5.76 điểm; Mă Lai Á đạt 5.59 điểm. So với các nước, năng suất lao động của Việt thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Nam Hàn 10 lần. Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1 phần 5 Mă Lai Á và 2 phần 5 Thái Lan.
Việt Nam c̣n thiếu nhiều lao động lành nghề. Nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Tŕnh độ ngoại ngữ của công nhân Việt Nam rất kém nên gặp nhiều khó khăn trong quá tŕnh hội nhập. Những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (năm 2011, Việt Nam xếp thứ 65/141 nước được xếp hạng về năng lực cạnh tranh).
Công đoàn Việt Nam xác nhận: “Nh́n vào cơ cấu lao động theo nghề nghiệp, trong tổng số 53.2 triệu lao động của Việt Nam tính đến 2013 th́ có tới 21.3 triệu lao động giản đơn chiếm 40% lực lượng lao động, trong khi đó lao động có chuyên môn kỹ thuật bậc cao và bậc trung chỉ chiếm 5.45% và 3.2% lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng đa số là lao động không có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật.”
Nói chung là công nhân Việt Nam thiếu tay nghề và thiếu cả ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm cả ở trong nước và ra nước ngoài.
Thạc Sỹ Phạm Minh Thế tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội c̣n cảnh giác: “Hội nhập quốc tế cũng đă và đang đặt ra cho thanh niên Việt Nam nhiều thử thách lớn: đó là sự tương thích giữa tŕnh độ học vấn với các cơ hội t́m kiếm việc làm có thu nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; đó là việc làm thế nào để dung ḥa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống.
Rơ ràng, sự tụt hậu về tŕnh độ học vấn đă làm cho cơ hội t́m kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.”
Theo thống kê của ông Phạm Minh Thế th́ mỗi năm có khoảng 1.2 – 1.6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Các báo cáo khác ước tính có từ 17 đến 20 triệu thanh niên đă tham gia lao động, chiếm khỏang 80% tổng số thanh niên, hay trên 30% lực lượng lao động trong xă hội.