Thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi đă thoát khỏi ṿng vây ở TP Mosul – Iraq 2 tháng trước là nhờ 17 vụ đánh bom xe tự sát do thuộc hạ tiến hành. Mosul là thành tŕ của cuối cùng của IS tại Iraq và tên này buộc phải t́m cách rút lui nếu không muốn bị chôn tại đây.
Thuộc hạ của y quyết định "mở đường máu" cho thủ lĩnh hôm 19-2, sau khi IS thất thủ ở phía Đông Mosul và trước khi lực lượng Iraq bắt đầu tấn công sang phía Tây.
Quan chức cấp cao người Kurd Fuad Hussein cho biết các tay súng IS sử dụng 17 xe bom để thực hiện các vụ tấn công liều chết, mở đường xuyên qua phía Tây Mosul trong ṿng vài giờ. Nhờ đó, Al-Baghdadi mới bỏ trốn thành công. Ông Hussein nhận định IS hẳn đă chịu tổn thất nặng nề sau kế hoạch nói trên.
Sau khi để mất phía Đông Mosul, IS chi viện 300 tay súng và giao tranh ác liệt với quân đội Baghdad ở mạn Tây. Để thoát khỏi khu vực đang bị bao vây, IS chỉ c̣n cách đột phá qua vùng đất do lực lượng người Shiite kiểm soát.
Thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: MIRROR
Trên một số cổng tuyên truyền, IS thể hiện sự vui mừng v́ kế hoạch giải cứu thủ lĩnh tối cao của chúng đă diễn ra trót lọt. Ông Hussein nhận định tạm thời IS sẽ chưa sụp đổ hoàn toàn ở Iraq do c̣n nắm giữ Thành Cổ. Liên Hiệp Quốc (LHQ) ước tính có khoảng 400.000 cư dân đang mắc kẹt ở khu vực này.
Tuy nhiên, tham vọng thành lập “Vương quốc Hồi giáo” của IS gần như đă bị dập tắt. Trong tương lai gần, ông Hussein dự báo IS sẽ tổ chức các đợt tấn công theo kiểu du kích v́ không c̣n đủ nguồn lực như trước.
Al-Baghdadi trở thành thủ lĩnh tối cao IS từ năm 2010. Chúng chiếm được Mosul vào năm 2014.
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) hôm 4-4 cho rằng một cuộc tấn công bằng khí độc đă giết chết ít nhất 58 người, bao gồm 11 trẻ em, ở thị trấn Khan Sheikhun, tỉnh Idlib – Syria. Hàng chục người khác cũng gặp vấn đề về hô hấp cùng những triệu chứng khác như ngất, nôn mửa, sùi bọt mép...
SOHR không thể khẳng định cuộc tấn công do máy bay chiến đấu Nga hay Syria tiến hành. Các bức ảnh do tổ chức này đăng tải cho thấy nhân viên cứu hộ của nhóm Mũ bảo hiểm trắng đang lấy nước súc rửa cho các nạn nhân, bên cạnh là 2 người đàn ông bị sùi bọt trắng ở mép.
Phần lớn tỉnh Idlib hiện do quân nổi dậy Syria kiểm soát, trong đó có phong trào Fateh al-Sham liên kết Al-Qaeda.
Chính phủ Syria chính thức gia nhập Công ước vũ khí hoá học và tiêu huỷ nhiều kho vũ khí hóa học vào năm 2013. Nhưng kể từ đó, Damascus vẫn bị tố dùng vũ khí hoá học trong các cuộc đụng độ. LHQ cho biết họ ghi nhận ít nhất 3 vụ tấn công bằng khí clo do lực lượng Syria thực hiện trong hai năm 2014 và 2015.
Ngược lại, chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đổ lỗi cho quân nổi dậy dùng hoá chất bị cấm, đồng thời phủ nhận tất cả các cáo buộc.
Therealtz © VietBF