Sáng 16/5, Triều Tiên đă phóng tên lửa, một hành động thách thức Mỹ. Tuy nhiên sau khi rời khỏi bệ phóng chưa được 5 giây th́ tên lửa đă phát nổ. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có phải chính Mỹ đă vô hiệu hóa tên lửa này?
Chương tŕnh phát triển tên lửa Triều Tiên có thể đă bị Mỹ ngầm phá hoại.
Trả lời phóng viên Fox News ngày 18.4, Tổng thống Mỹ Donald Trump không phủ nhận, cũng không xác nhận khả năng Mỹ can thiệp, khiến Triều Tiên phóng tên lửa thất bại vào cuối tuần trước. “Tôi không b́nh luận về điều đó”, ông Trump nói.
Theo CNN, hiện chưa rơ liệu Mỹ có thực sự can thiệp vào vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hay không, v́ đây được coi là bí mật quốc gia. Nhưng quân đội Mỹ từ lâu đă theo đuổi công nghệ này, theo tuyên bố của các quan chức quân đội Mỹ với Quốc hội.
“Rất có khả năng Mỹ đă sử dụng công nghệ không gian mạng để can thiệp vào các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, khiến tên lửa nổ tung trên bầu trời”, cựu Ngoại trưởng Anh Malcolm Rifkind nói.
Tháng trước, tờ New York Times dẫn nguồn tin chính phủ cho biết, ông Trump đă ra lệnh mở cuộc chiến tranh mạng với Triều Tiên, ngăn nước này thử tên lửa.
“Đúng là Mỹ có chính sách tăng cường năng lực chiến tranh mạng, vô hiệu hóa tên lửa đạn đạo đối phương”, Greg Austin, giáo sư đến từ trường Đại học New South Wales nói.
Cựu Đô đốc Arhcer Macy cho biết, Bộ Quốc pḥng Mỹ năm 2015 đă cố gắng phát triển loại công nghệ ngăn chặn đối phương phóng tên lửa, can thiệp vào hành tŕnh bay hoặc hệ thống định vị, thậm chí phá hủy tên lửa ngay từ bên trong.
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo Pukguksong-2.
“Chúng ta không thể chế tạo đủ tên lửa đánh chặn để đáp ứng mối đe dọa khổng lồ từ đối phương. Ngay cả khi có thể, không có ǵ đảm bảo rằng 100% số tên lửa này có thể đánh chặn thành công”, Macy nói.
Về vấn đề tấn công từ xa, “có nhiều cách để can thiệp vào hệ thống của đối phương mà họ không hề biết ḿnh đang bị tấn công bởi cái ǵ, và như thế nào”, chuyên gia Austin nói thêm.
Đa số các tên lửa của các quốc gia trên thế giới đều được tích hợp khả năng tự hủy, có thể kích hoạt bất cứ lúc nào. Cách thức can thiệp của Mỹ về cơ bản giống như loại virus Stuxnet mà Washington từng sử dụng để phá hoại cơ sở hạt nhân Natanz của Iran.
Trên lư thuyết, Mỹ có thể dùng virus lây nhiễm hệ thống vũ khí đối phương nhờ vào phần mềm, thông qua cổng USB, nhà phân tích quốc pḥng Jai Galliott nói. Tuy nhiên, việc Mỹ làm thế nào để lây nhiễm virus vào hệ thống vũ khí của quốc gia bí ẩn như Triều Tiên vẫn c̣n là dấu hỏi lớn.
“Điều quân đội Mỹ cần làm chỉ là can thiệp vào quy tŕnh phóng tên lửa, một sự thay đổi nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt, khiến cho tên lửa không thể rời bệ phóng, hoặc phóng đi không như kế hoạch đă định”, ông Austin nhận định.
Binh sĩ Mỹ ngồi ở trung tâm chỉ huy cũng có thể điều khiển tên lửa đối phương?
Loại công nghệ mang tính viễn tưởng này cũng đặt ra nhiều thách thức. Một số chuyên gia đánh giá, việc ngầm phá hoại hệ thống Quân sự đối phương tương đương với một đợt không kích phủ đầu.
Các cường quốc khác như Nga, Trung Quốc cũng sẽ ngờ vực Mỹ nếu như những vụ phóng tên lửa của họ thất bại.
“Gần như không thể biết rơ được liệu vũ khí hạt nhân bị can thiệp từ xa hay hệ thống sẽ hoạt động đúng như kế hoạch”, chuyên gia Andrew Futter, đến từ trường Đại học Leicester, Anh nói.
Theo ông Futter, rất khó để thuyết phục các quốc gia khác rằng, Mỹ sẽ không sử dụng công nghệ này để gây tổn hại đến họ. Từ đó, các hành động của Nga hay Trung Quốc sẽ rất khó lường.
Dù vậy, việc Mỹ có năng lực phá hoại vũ khí đối phương từ xa cũng tạo nên hiệu quả răn đe nhất định.
“Điều tốt là Trung Quốc hay Nga sẽ lo ngại hơn về tên lửa đạn đạo của họ, Moscow hay Bắc Kinh sẽ hạn chế các hành động gây hấn, v́ họ không biết liệu tên lửa có hoạt động hay không”, Robert Farley, chuyên gia quan hệ Quốc tế nói với Diplomat.
Therealtz © VietBF