Giữa lúc bán đảo Triều Tiên đang có nguy cơ bùng nổ chiến tranh, nhiều nước đang đau đầu để có những biện pháp với Triều Tiên để khống chế sở hữu vũ khí hạt nhân th́ Nga có những hành động không thể chấp nhận được. Báo Nhật tố cáo Nga đang âm thầm giúp đỡ Triều Tiên, Nga vẫn đang giao thương qua lại với Triều Tiên.
Tờ Sankei Shimbun, một trong những nhật báo lớn nhất của Nhật Bản, mới đây đưa tin Nga hiện vẫn chưa thật sự mạnh tay để ủng hộ nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc buộc Triều Tiên dừng chương tŕnh hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.
Theo tờ báo, Moscow vẫn đang tăng cường hợp tác kinh tế với B́nh Nhưỡng. Sankei Shimbun cho biết bắt đầu từ tháng 5 tới, tàu Mangyongbong-92 với tải trọng 9.600 tấn của Triều Tiên sẽ bắt đầu cung cấp các dịch vụ chuyên chở thường xuyên tới Nga. Tàu này có sức chứa 200 hành khách và 1.500 tấn hàng.
Bị cấm đi vào vùng biển Nhật Bản, tàu này sẽ di chuyển qua lại giữa TP cảng Vladivostok của Nga và Đặc khu kinh tế Rason ở đông bắc Triều Tiên. Theo Sankei Shimbun, tàu này dự kiến sẽ di chuyển qua lại giữa Nga và Triều Tiên lên tới 6 lần/tháng.
Tàu Mangyongbong-92 của Triều Tiên. Ảnh: AP
Nga hy vọng sẽ sử dụng dịch vụ vận chuyển mới này để xuất khẩu hải sản, phụ tùng máy nông nghiệp cũng như các thiết bị phục vụ công nghiệp khai mỏ tới Triều Tiên. Tháng trước, Nga và Triều Tiên đă kư một thỏa thuận, theo đó cho phép tàu trên chở các công nhân Triều Tiên tới Vùng Viễn Đông của Nga, nơi những người này làm việc hầu hết trong ngành gỗ và xây dựng.
Theo Sankei Shimbun, dịch vụ chuyên chở này chắc chắn sẽ trở thành nguồn cung cấp ngoại tệ mạnh cho Triều Tiên và tạo thành một “lỗ hỗng” cứu giúp Triều Tiên trước các biện pháp trừng phạt mà cộng đồng quốc tế đă đưa ra. “Có ǵ có thể đảm bảo rằng con tàu sẽ không được sử dụng cho mục đích vận chuyển vật cấm chẳng hạn như các thành phần chế tên lửa” – tờ báo của Nhật đặt nghi vấn.
“Nga không được phép cung cấp hỗ trợ cho những quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc hợp tác kinh tế với những nước này. Hướng đi của Nga về cơ bản khác với hướng đi của Nhật-Mỹ-Hàn trong việc đối phó mối đe dọa ngày một tăng ở Đông Á” – tờ báo nhấn mạnh.
Khi được hỏi liệu dịch vụ vận chuyển qua lại giữa Rason và Vladivostok của tàu Mangyongbong-92 có thật sự gây ra mối đe dọa cho khu vực hay không, ông Vasily Kashin, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Học viện khoa học Nga, nói rằng những lo ngại mà tờ Sankei Shimbun đề cập chỉ là về mặt lời nói chứ không có bằng chứng.
“Nếu có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang vận chuyển thứ ǵ đó phi pháp từ Nga thông qua dịch vụ vận chuyển trên th́ bằng chứng phải được trưng ra. Lập luận “không ai có thể đảm bảo họ sẽ không làm bất cứ thứ ǵ” mà tờ báo đưa ra hoàn toàn mang tính suy đoán” – ông Kashin nói.
Một cảnh đợi xe buưt ở thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên. Ảnh: SPUTNIK
Theo Sputnik, vị chuyên gia Nga nói rằng giao dịch thương mại giữa Nga và Triều Tiên rất nhỏ với chỉ 100 triệu USD/năm. “Rơ ràng, một con số nhỏ như vậy không thể nào ảnh hưởng đáng kể tới t́nh h́nh kinh tế ở Triều Tiên” – ông Kashin nói.
Trong khi đó, theo chuyên gia về khoa học chính trị Nga Azhdar Kurtov, không nên quên rằng Nga và Triều Tiên có biên giới trên bộ cách nhau bởi con sông Đồ Môn. “Nói cách khác, nếu Nga và Triều Tiên đồng ư vận chuyển các thành phần chế tạo vũ khí th́ họ vẫn có thể làm mà không cần tàu. Một con tàu qua lại 6 lần một tháng rơ ràng không phải là một sự lựa chon cho loại h́nh vận chuyển quy mô lớn như vậy”.
Các tranh căi quanh việc Nga có thật sự đang âm thầm giúp đỡ Triều Tiên hay không xuất hiện giữa bối cảnh t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên ngày một leo thang. Mỹ nói rằng nước này sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn, kết hợp cùng biện pháp ngoại giao với các đồng minh và đối tác khu vực để buộc Triều Tiên nối lại đối thoại, từ bỏ chương tŕnh hạt nhân của nước này.
Sự nghi ngờ về việc Nga âm thầm giúp đỡ Triều Tiên cũng được đưa ra không lâu sau khi hăng tin AFP cho biết hôm 19-4, Nga đă bất ngờ ngăn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lên án vụ phóng tên lửa hôm 16-4 của Triều Tiên. Theo AFP, các nhà ngoại giao thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào thời đó đă tỏ ra bất ngờ khi Nga ngăn việc thông qua bản dự thảo nghị quyết.