VBF-Trump dù rằng cứng rắn với Bắc Hàn, Mễ và kể cả với láng giềng. Nhưng một điều đặc biệt với Tập Cận Bình thì thay đổi thái độ so với trước khi ông làm TT. Ông lại mềm mại dịu dàng chẳng qua là vì cái gì đây?
Có phải đơn giản vì Trump muốn Tập Cận Bình áp lực Bắc Hàn? Có lẽ như thế.
Nhưng một nước khác bị văng miểng cũng là Đài Loan.
Bản tin Vox Magazine noí rằng Trump đang ghìm lại, chưa muốn xúc tiến một thương lượng bán vũ khí cho Đài Loan vì sợ là có thể làm Hoa lục nôi giận.
Vấn đề là, ghìm lại thương lượng này hơi lâu... Vì thương lượng thoạt tiên đề ra từ thời Obama, và cũng phù hợp chính sách Mỹ bán vũ khí để Đài Loan tự vệ.
Trên báo Washington Post, ký mục gia Josh Rogin viết rằng chính phủ Trump ghìm lại việc chấp thuận gói hàng 1 tỷ đôla. Lý do, một số viên chức trong nhóm cô vân của Trump lo ngại việc bán vũ khí lúc này cho Đài Loan sẽ làm Bắc Kinh nổi giận không chịu áp lực Bắc Hàn.
Vấn đề cũng vì, vài ngày tới, Bắc Hàn sẽ bắn thử vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, báo Daily Mail cho biết thấy xuất hiện một băng hình cho thấy quân lực Trung quốc tập trận bắn đaạ thật trên vùng Trường Sa... có cả các chiến đấu cơ 'Flying Leopard' (Phi Báo) có nhiệm vụ bay dò tìm và “trục xuất quân ngoại nhập” bằng cách thả thủy lôi và phóng phi đạn.
Nghĩa là, bất tường.
Trong khi đó, bản tin RFA kê chuyện: Chương trình đối tác Thái Bình Dương diễn ra tại Đà Nẵng.
Tàu viễn chinh cao tốc USNS Fall River của Mỹ vừa đến cảng Đà Nẵng ngày hôm nay, 8 tháng 5 trong khuôn khổ chương trình đối tác Thái Bình Dương 2017.
Đây là lần thứ 8 chương trình đối tác Thái Bình Dương được tổ chức tại Việt Nam trong suốt 11 năm của sự kiện này và là năm thứ 4 liên tiếp chương trình được tổ chức tại Việt Nam. Cùng đến tham gia với tàu Mỹ trong năm nay còn có tàu của Anh, Australia và Nhật Bản.
Thông cáo báo chí của lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam cho biết một nửa thời gian của chương trình kéo dài 1 tuần tại Việt Nam lần này sẽ nhằm thúc đẩy hợp tác đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, và hợp tác với các nước khác. Các hoạt động chính bao gồm làm việc với đội ngũ y tế dân sự của Việt Nam, thăm Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, tham gia vào các dự án xây dựng công trình công cộng, trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ y tế quân đội và tham gia các dự án cộng đồng khác.
Ngang ngược vẫn số một là Tàu... Bản tin VOA ghi rằng Trung Quốc bác bỏ một bài báo trên truyền thông Nhật Bản loan tin rằng các quan chức ở Bắc Kinh yêu cầu chính quyền của Tổng thống Donald Trump sa thải người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, đổi lại, Bắc Kinh sẽ tăng cường hợp tác với Washington trong vấn đề Bắc Triều Tiên.
Không có đề nghị trao đổi kiểu đó và rằng tin này không đáng để tranh cãi, thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/5 cho biết.
“Chúng tôi xác nhận rằng tin này không đúng sự thật,” ông Cảnh khẳng định.
Hôm thứ bảy, hãng tin Kyodo của Nhật trích nguồn tin thân cận với các mối quan hệ Mỹ-Trung cho hay đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải, đã chuyển tải đề nghị của chính quyền Trung Quốc đến chính quyền Trump yêu cầu sa thải Đô đốc Harry Harris.
Nguồn tin của Kyodo nói đề nghị này được đưa ra trong lúc Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sửa soạn gặp nhau tại Florida hôm 6/4 vừa qua.
Đô đốc Harris là người chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa và xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ông cũng ủng hộ việc bố trí hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD tới Hàn Quốc. Những quan điểm này xem ra khiến Bắc Kinh khó chịu.
VOA cũng ghi thêm rằng tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc ngày 8/5 cũng dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jamie Davis bác bản tin của Kyodo.
Trong khi đó, một bản tin RFI kể rằng một thẩm phán của Tòa Án Tối Cao Philippines công bố ngày 04/05/2017 một cuốn sách đặt nghi vấn về những đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên hầu hết vùng Biển Đông. Cuốn sách được đăng trên internet để tránh kiểm duyệt của Trung Quốc và giúp người dân nước này truy cập được.
Trong cuốn sách mang tựa đề «Tranh chấp tại Biển Đông: Quyền chủ quyền của Philippines và quyền tài phán tại Biển Tây Philippines» (The South China Sea Dispute: Philippine Sovereign Rights and Jurisdiction in the West Philippine Sea), thẩm phán Carpio sử dụng các bản đồ cổ, hình ảnh, các trích đoạn phán quyết của Tòa Trọng Tài, các tuyên bố và nhiều tài liệu của chính phủ Trung Quốc để phản đối giá trị pháp lý các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.
Hãng tin AP cho biết tác phẩm được phát hành dưới dạng sách điện tử và được tải miễn phí bằng tiếng Anh. Các phiên bản bằng tiếng Hoa, tiếng Việt, Bahasa, Nhật Bản và Tây Ban Nha sắp được hoàn thiện nhằm giúp công luận hiểu rõ hơn cơ sở lập trường của Philippines trong việc phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Trong buổi ra mắt cuốn sách tại Manila, thẩm phán Carpio nhận xét: «Quyển sách này, nếu được in giấy, sẽ không bao giờ được phát hành tại Trung Quốc. Nó sẽ bị cấm. Cách tốt nhất là làm dưới dạng sách điện tử để có thể đưa cuốn sách đến người dân Trung Quốc thông qua internet».
Ông nói tiếp: «Tôi tin rằng, như các dân tộc khác trên thế giới, về bản tính, người Trung Quốc là người tốt, nhưng chính phủ của họ nghĩ rằng họ sở hữu Biển Đông từ 2.000 năm nay. Điều này hoàn toàn sai và thế giới sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó».
RFI cũng ghi lời Ông Carpio cho rằng công luận, kể cả công luận tại Trung Quốc, có thể giúp gây sức ép đối với Bắc Kinh trong việc tuân thủ phán quyết hồi tháng 07/2016, theo đó Tòa Trọng Tài La Haye bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên hơn 80% diện tích Biển Đông. Thẩm phán Carpio là người tham gia chuẩn bị đơn kiện của Philippines lên Tòa Án La Haye.
Sứ quán Trung Quốc tại Philippines chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Trong tác phẩm, thẩm phán Carpio cũng cảnh báo Trung Quốc đang tính xây thêm nhiều tiền đồn trên đảo Luconia, ngoài khơi Malaysia và bãi cạn Scarborough, phía tây bắc Philippines.
Nghiên cứu của ông Carpio về tranh chấp tại Biển Đông không nằm trong khuôn khổ công việc của ông tại Tòa Án Tối Cao Philippines.
Hiển nhiên là, nhà nước Hà Nội cần dịch sách này ra tiếng Việt càng sớm càng tôt vậy...
Biển Đông lo ngại vô cùng tận.
|