Ngủ thiếu, ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ, nhất là những người bị tiểu đường, béo ph́, huyết áp và cholesterol cao.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Nghiên cứu này dựa trên giấc ngủ của 1344 người trưởng thành. Những người tham gia nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên với độ tuổi trung b́nh khoảng 49 tuổi, trong đó 42% là nam giới.
Trong nghiên cứu này, những người tham gia sẽ trải qua một loạt các cuộc sàng lọc sức khỏe và ngủ một đêm trong pḥng thí nghiệm. Hơn 39% số người tham gia được phát hiện có ít nhất 3 yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim, gồm chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, huyết áp và cholesterol cao, lượng mỡ và đường trong máu cao.
Sau đó, các nhà nghiên cứu theo dơi những người tham gia trong thời gian trung b́nh khoảng 16 năm. Khoảng 22% số người này đă tử vong trong giai đoạn đó.
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người tồn tại ít nhất 3 yếu tố rủi ro trên ngủ dưới 6 tiếng trong pḥng thí nghiệm có nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp 2,1 lần so với những người không có yếu tố rủi ro này. Nhóm thiếu ngủ trên cũng có nguy cơ tử vong do những nguyên nhân khác cao gấp 1,99 lần so với nhóm người c̣n lại.
Thậm chí, nhóm người có rủi ro cao này ngủ hơn 6 tiếng cũng có nguy cơ tử vong cao hơn 1,49 lần so với các đối tượng c̣n lại.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đo thời gian ngủ trong pḥng thí nghiệm, thay v́ dựa trên các bệnh án của bệnh nhân và cũng là nghiên cứu đầu tiên t́m hiểu tác động của thời gian ngủ tới nguy cơ tử vong ở những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc quan sát tự nhiên, mà chưa đưa ra được nguyên nhân và hệ quả.
Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên ngủ từ 7-8 tiếng/đêm. Đối với những người có nguy cơ bị bệnh tim, cần chú ư đến giấc ngủ và tham khảo bác sĩ chuyên khoa nếu không ngủ đủ giấc để giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ.
VietBF © Sưu tập