VBF-T́nh h́nh kiểm duyệt internet ngày một khó khăn với Trung Cộng khi muốn bưng bít hoặc làm méo mó thông tin. Sau khi đă có những trang tương tự như Google và Facebook tại nơi này th́ điều dễ hiểu cũng sẽ có một Wikipedia riêng. Mục đích cũng chỉ là kiểm duyệt 100% tại nước không có nhân quyền này.
BẮC KINH - Trung Quốc đang tranh đua với Wikipedia bằng một bộ bách khoa trên mạng internet. Đây là một dự án khổng lồ gây ra cuộc tranh căi từ các học giả về sự cởi mở nền tảng này cần phải cởi mở như thế nào.
Bộ bách khoa toàn thư kỹ thuật số này sẽ được ra mắt trên mạng trong năm tới. Đó là dự án xuất bản lớn nhất từ xưa đến nay của nước này, với sự đóng góp của hơn 20,000 chuyên gia.
Các ấn bản bằng giấy trước đó của bách khoa toàn thư ở Trung Quốc, được xuất bản trong năm 1993 và năm 2012, đă bị chỉ trích v́ bị ảnh hưởng bởi tín điều chính trị từ chính phủ Trung Quốc.
Wikipedia đă có sẵn ở Trung Quốc, nhưng những những cuộc t́m kiếm các đề tài nhạy cảm như “Vụ Đàn Áp Thiên An Môn,” hoặc “Đạt Lai Lạt Ma,” luôn bị chặn lại bởi những người kiểm duyệt trên internet.
Đúng như dự đoán, người dân sẽ không thể đóng góp vào Wikipedia Trung Quốc mới .
Yang Muzhi, tổng biên tập của Wikipedia Trung Quốc chính thức, cho biết Trung Quốc đang chịu áp lực bắt phải lập ra nền tảng trên mạng của họ, để “hướng dẫn và dẫn dắt công chúng và xă hội,” theo một bản tin về một cuộc họp của các khoa học gia cao cấp, trên trang web của Hàn Lâm Viện Khoa Học Trung Quốc (CAS).
Ông nói, “Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc không phải là một pho sách, nhưng là một bức Vạn Lư Trường Thành về văn hóa.”
Ông Chong Chongli, phó giám đốc, nói rằng trang web mới này là kết quả của “những mệnh lệnh quan trọng từ Chủ Tịch Tập Cận B́nh”, và là “một quyết định về văn hóa quan trọng của chính quyền trung ương.”
Phiên bản Hoa Ngữ của Wikipedia, được dự định lần đầu tiên vào năm 2011, sẽ cạnh tranh với các bộ bách khoa phổ thông, được thiết lập bởi các dịch vụ công cụ t́m kiếm của nước này, chẳng hạn như Baidu.
Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có hơn 730 triệu người dùng mạng internet.
|