Vùng Trung Đông đă chấn động vào ngày hôm qua 5/6. 7 nước Ả Rập đă tuyên bố cắt đứt ngoại giao với Qatar v́ cho rằng nước này ủng hộ khủng bố và Iran, khơi lại “vết thương mưng mủ” hai tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các quốc gia Hồi giáo chống khủng bố. Qatar bắt đầu ch́m trong khủng hoảng.
Ngày 5/6, Saudi Arabia, Ai Cập, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Yemen, chính phủ phía đông Libya và Maldives cũng tham gia sau đó.
Reuters đưa tin, ngay sau tuyên bố trên, ba quốc gia vùng Vịnh (Saudi Arabia, UAE và Bahrain) phong tỏa các tuyến giao thông với Qatar, yêu cầu du khách và công dân nước này rời khỏi lănh thổ trong ṿng 2 tuần.
Saudi Arabia, Bahrain và Ai Cập cũng cấm máy bay của Qatar hạ cánh xuống sân bay và bay qua không phận của các nước này.
Thị trường chứng khoán của Qatar sụt giảm 7,3%, với một số mă blue chips hàng đầu của thị trường bị ảnh hưởng nặng nề, và một số ngân hàng Ai Cập cho biết, đang đ́nh chỉ giao dịch với ngân hàng của Qatar.
UAE và Saudi Arabia đă ngừng xuất khẩu đường trắng sang Qatar trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh do người Hồi giáo đang trong tháng ăn chay Ramadan.
Trước t́nh h́nh trên, một số cư dân ở Qatar bắt đầu dự trữ lương thực, hàng tiêu dùng.
Eva Tobaji, một cư dân nước ngoài sống ở Doha (thủ đô của Qatar), chia sẻ với Reuters sau khi trở về từ khu mua sắm, mọi người đổ xô vào siêu thị để tích trữ lương thực, đặc biệt những mặt hàng nhập khẩu. “Thật sự hỗn loạn, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều ǵ như thế trước đây”, Tobaji kể.
Người dân Qatar xếp hàng tại một cửa hàng nhu yếu phẩm.
Điều này là dễ hiểu. Khoảng 80% nhu cầu lương thực của Qatar được cung cấp từ các nước láng giềng Ả Rập. Tuy nhiên, giao dịch thương mại đang rơi vào t́nh thế bế tắc, làm gia tăng nguy cơ khan hiếm hàng hóa ở Qatar cho đến khi khủng hoảng nới lỏng.
Theo Reuters, hàng ngàn xe tải chở thực phẩm bị mắc kẹt tại biên giới Ả Rập Saudi, biên giới trên đất liền duy nhất để đến lănh thổ Qatar.
Tuy vậy, UAE, Saudi Arabia và Ai Cập cũng đối mặt với nguy cơ bị trả đũa v́ bị phụ thuộc nhiều vào Qatar về khí thiên nhiên hóa lỏng.
Nguyên nhân do đâu?
Thông điệp hiếu chiến về Iran và khủng bố Hồi giáo cực đoan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong chuyến thăm các nhà lănh đạo các nước đa số Hồi giáo tại Riyadh (thủ đô Saudi Arabia) hai tuần trước được xem là đă đặt nền móng cho cuộc khủng hoảng ngoại giao.
Jean-Marc Rickli, trưởng bộ phận nghiên cứu rủi ro toàn cầu tại trung tâm Geneva Centre for Security Policy, nhận định, đang có sự thay đổi trong quyền lực ở vùng Vịnh hiện nay v́ nhiệm kỳ tổng thống mới.
“Ổng Trump phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Iran. Ông ấy hợp tác với Abu Dhabi (UAE) và Riyadh, những quốc gia cũng không muốn thỏa hiệp với Iran hay chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan được thúc đẩy bởi nhóm khủng bố Anh em Hồi giáo”, Rickli nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump diện kiến Quốc vương Ả Rập Saudi.
Một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết: “Phải thừa nhận rằng, rất nhiều hành vi của Qatar đáng lo ngại không chỉ đối với các nước láng giềng vùng Vịnh mà c̣n tới Mỹ. Chúng tôi muốn họ đi đúng hướng”.
Trước đây, Qatar tự đặt ḿnh vào vị thế như một trung gian ḥa giải cho nhiều tranh chấp trong khu vực.
Doha cho phép Washington đặt căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông, đồng thời hậu thuẫn cho Iran, Hamas (Phong trào Kháng chiến Hồi giáo) và Taliban…, những đối tượng bị Mỹ liệt vào danh sách kẻ thù.
Tuy nhiên, thái độ lấp lửng của Qatar lại trở thành “cái gai” đối với Ai Cập và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập. Các nước này phản đối Qatar ủng hộ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là nhóm Anh em Hồi giáo, tổ chức bị xem là kẻ thù chính trị của thế giới Ả Rập.
Saudi Arabia cáo buộc, Qatar ủng hộ các nhóm chiến binh và truyền bá ư thức hệ của các đối tượng này thông qua Al Jazeera, kênh truyền h́nh vệ tinh có tầm ảnh hưởng lớn của nhà nước Qatar. Được biết, cuối ngày 5/6, Saudi Arabia đóng cửa văn pḥng đại diện của Al Jazeera tại nước này.
Riyadh cũng cáo buộc, Qatar c̣n “tiếp tay” cho những chiến binh được Iran hậu thuẫn ở vùng Qatif, cũng như ở Bahrain.
Trong khi, Qatar phủ nhận can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Qatar và một số quốc gia vùng Vịnh khác vốn bất ḥa từ lâu. Năm 2014, tại cuộc họp Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh GCC, Ả rập Xê út, UAE và Bahrain đă rút đại sứ của ḿnh về nước cũng với cáo buộc Qatar ủng hộ khủng bố.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích chính trị thời điểm đó, nguyên nhân chính do sự tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế giữa các nước thành viên GCC.
Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp. Phát ngôn viên của chính phủ thông báo, Tổng thống Tayyip Erdogan tích cực làm việc để t́m ra giải pháp ngoại giao hàn gắn mối quan hệ rạn nứt.
Sudan cũng bày tỏ sự quan tâm và đề nghị ḥa giải giữa tất cả các bên.