VBF-Hiện nay cả TG đang hướng về những bất ổn mới nhất xảy ra tại vùng Vịnh với đất nước Qatar. Theo đó nguyên nhân chính khiến Qatar bị các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao đó chính là thương vụ tỷ đô la mà họ trao cho những kẻ khủng bố bắt cóc. Được biết những người bị bắt cóc lại chính là thành viên trong hoàng gia của Qatar.Financial Times ngày 5/6 đưa tin, Qatar đă trả tới 1 tỷ USD tiền chuộc để giải thoát các thành viên hoàng gia của quốc gia vùng Vịnh này, những người bị bắt cóc ở Iraq trong một chuyến đi săn.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính châm ng̣i cho quyết định cắt đứt ngoại giao của 3 nước vùng Vịnh (gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Bahrain) với Qatar.
FT dẫn lời lănh đạo các nhóm vũ trang và quan chức chính phủ trong khu vực cho biết, Doha đă chi số tiền trên trong một cuộc giao dịch để giải thoát 26 thành viên hội đi săn bằng chim ưng, đồng thời là các thành viên hoàng gia Qatar, và khoảng 50 người khác bị phiến quân Hồi giáo ở Syria bắt giữ khi đang săn tại tỉnh Samawah, miền Nam Iraq vào giữa tháng 12/2015.
Theo lời kể của các bên liên quan, Qatar đă chi tiền cho nhóm vũ trang có liên hệ với al-Qaeda ở Syria.
Thương vụ trên, được hoàn tất trong tháng 4/2017, làm dấy lên quan ngại của các nước láng giềng về vai tṛ gây bất ổn của quốc gia giàu khí đốt này trong một khu vực thường xuyên ch́m trong xung đột.
Đến ngày 5/6, ba quốc gia vùng Vịnh kể trên cùng Ai Cập đă đưa ra quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
“Thỏa thuận tiền chuộc chính là giọt nước tràn ly gây ra quyết định trên”, một nhà quan sát các vấn đề vùng Vịnh nhận định.
FT cho hay, Doha từ lâu đă bị các bên tố là có liên hệ với nhiều phe phái gây tranh căi, từ các tay súng nổi dậy ở Sudan cho đến Taliban ở Afghanistan và Hamas ở Gaza. Qatar tuyên bố là quốc gia trung lập với một chính sách đối ngoại riêng, có thể đóng vai tṛ làm trung gian ḥa giải trong các cuộc xung đột khu vực.
Nhưng các nước láng giềng, nhất là Saudi và UAE, cáo buộc Qatar đang “bắt cá hai tay” và cấp tiền cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan, gần đây nhất là ở Libya và Syria. Với các nước phản đối Doha, thương vụ tiền chuộc được họ xem là bằng chứng xác đáng.
“Nếu muốn biết cách Qatar hỗ trợ tiền cho các phần tử Hồi giáo cực đoan, chỉ cần nh́n vào thương vụ tiền chuộc kể trên. Và đây không phải lần đầu. Đó chỉ là một trong nhiều thương vụ như vậy kể từ khi chiến tranh nổ ra ở Syria”, một nhân vật thuộc phe đối lập Syria, người có kinh nghiệm trong các thương vụ trao đổi con tin và trung gian ḥa giải với al-Qaeda ở Syria cho biết.
Bộ ngoại giao Qatar đă bác bỏ mọi cáo buộc về tài trợ khủng bố, và chỉ trích việc các nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha là hành động "phi lư", "không có cơ sở".
|