Người dùng thường cảm thấy khó chịu khi không thể đổ toàn bộ tương cà trong chai ra ngoài. Thông thường, một phần nhỏ tương cà đã dính vào thành chai và khó lấy ra được. Dưới đây là vị cứu tinh chị em nào cũng muốn có.
Không ai trong chúng ta muốn lãng phí thế nên ai cũng cố gắng để dốc sạch tương cà ra khỏi chai, vặn vẹo tuýp thuốc đánh răng để lấy chút kem cuối cùng - tuy nhiên, điều này luôn khiến bạn bực bội và khó chịu.
Theo báo cáo về tiêu dùng năm 2009, hầu hết mọi người đã bỏ phí 1/4 chai kem dưỡng da, 16% chất tẩy rửa, và 15% các loại gia vị lỏng.
Lý do nằm ở chỗ các chất lỏng như keo dán, gia vị, và hoá mỹ phẩm là chất lỏng nhớt. Chúng không thể chảy hết xuống mà không có một lực đẩy mạnh tác động vào.
Khi ta đổ các loại chất lỏng ra khỏi chai, các tầng chất lỏng sẽ chảy với tốc độ khác nhau. Khối chất lỏng ở giữa sẽ chảy xuống nhanh nhất, trong khi các lớp trên thành chai sẽ chảy chậm và bám trụ lấy thành tạo ra ma sát. Khi không sử dụng nữa, các chất lỏng ở thành chai lại trượt xuống và lắng xuống đáy.
Để khắc phục được tình trạng "dở khóc dở cười" này, giáo sư về khoa học vật liệu Kripa Varanasi tại MIT và các sinh viên của mình đã nảy sinh ra ý tưởng sử dụng "LiquiGlide"- một lớp tráng chống thấm cực tốt cho bao bì sản phẩm.
LiquiGlide là một lớp vật liệu rắn dựa trên công nghệ chống thấm nước với bề mặt kết cấu lá sen, tạo ra một lớp đệm khí trên thành bao bì sản phẩm.
Vì vậy, LiquiGlide có khả năng ngăn cách chất lỏng với bình chứa và trảnh ma sát. Điều này giúp chất lỏng trượt dễ dàng hơn.
LiquiGlide có bề mặt kết cấu chống thấm nước giống với kết cấu của lá sen
Hãy cùng xem hiệu quả sử dụng LiquiGlide qua ví dụ với chai si-rô lá phong không LiquiGlide nằm ở bên trái và chai nước cùng loại có LiquiGlide nằm bên phải dưới đây nhé:
Dave Smith, một trong những sinh viên đã tốt nghiệp tại MIT, cho rằng: "LiquiGlide là một ý tưởng vô cùng hiệu quả."
Các thành phần để sản xuất LiquiGlide phụ thuộc vào đặc tính của mỗi loại chất lỏng và các thiết kế bình chứa. Đối với chai và hộp đựng thực phẩm, người ta sử dụng các vật liệu như thực vật như sáo cọ để sản xuất LiquiGlide.
Hơn nữa, việc sử dụng LiquiGlide cũng góp phần giảm thiểu chất thải, trong đó có chất thải dạng lỏng gây ô nhiễm môi trường.
Theo giáo sư Kripa, việc sử dụng cái gói sản phẩm dạng lỏng đóng trong bao bì nylon lãng phí hơn rất nhiều so với sử dụng đồ đóng trong chai, hộp.
VietBF © Sưu Tầm