CNN đưa tin, hàng loạt máy bay F-35 đă bị cấm bay do nhiều phi công điều khiển phi cơ này gặp t́nh trạng thiếu không khí để thở.
Phát ngôn viên Không quân Mỹ Mark Graff cho biết, Phi đội số 56 đă ngừng toàn bộ hoạt động của máy bay F-35 do cả 5 phi công đă có những triệu chứng thiếu oxy khi lái máy bay này. Cả 5 phi công đă phải sử dụng máy dưỡng khí dự pḥng trong quá tŕnh bay.
Máy bay F-35 đă gặp rất nhiều vấn đề kỹ thuật.
Tướng Brook Leonard, chỉ huy của Phi đội số 56 cho biết: “Để đảm bảo các chuyến bay được diễn ra an toàn và hiệu quả, chúng tôi đă cấm các phi cơ F-35 cất cánh. Chúng tôi luôn đề cao tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho các phi công và hiện đang tiến hành những bước cần thiết để t́m kiếm nguyên nhân xảy ra sự việc”.
Ông Graff cũng nói thêm rằng quyết định này được đưa ra “là có mục đích đề pḥng”, và rằng các phi cơ này có thể sẽ được hoạt động trở lại trong ngày 10/6.
Hiện tại Căn cứ Không quân Luke có tổng cộng 55 máy bay F-35. Ông Graff cho biết nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng ngạt khí của các phi công vẫn chưa rơ, tuy nhiên sự việc này được coi là vấn đề nội bộ của căn cứ bởi “không có vụ việc nào tương tự xảy ra” tại các căn cứ khác từ ngày 2/5 tới nay.
Việc máy bay F-35 bị cấm bay một lần nữa cho thấy những vấn đề mà F-35 đang có, khi nó là loại phi cơ tiêu tốn quá nhiều ngân sách và cần nhiều thời gian phát triển nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm ngoái, Không quân Mỹ đă cấm bay 10 phi cơ F-35 do lỗi kỹ thuật, và măi đến tháng trước Không quân Mỹ tuyên bố họ đă giải quyết trục trặc đối với ghế thoát hiểm của máy bay.
Năm ngoái, các phi cơ F-35 đă được cho là có thể sẵn sàng tham chiến và hiện phi cơ này đă có mặt tại Nhật Bản và Châu Âu. Tổng thống Mỹ Donald Trump đă chỉ trích chương tŕnh phát triển F-35 đă “bị mất kiểm soát” cũng như can thiệp vào quá tŕnh đàm phán thỏa thuận cung cấp máy bay giữa Lầu Năm Góc và Lockheed Martin. Ông Trump cho biết ông đă tiết kiệm được 700 triệu USD trong đợt cung cấp máy bay F-35 mới nhất.
T́nh trạng ngạt khí khí lái máy bay chiến đấu là một vấn đề nghiêm trọng. Theo một khảo sát của Hải quân Mỹ, họ đă xác định được 382 vụ việc, trong đó 130 vụ do nhiễm khí độc và 114 vụ do hệ thống đảm bảo áp suất khoang lái gặp trục trặc.
Vào năm 2012, các phi công F-22 cũng có những triệu chứng ngạt khí, và sau đó các tướng lĩnh buộc phải giới hạn số lần cất cánh của F-22 cho đến khi vấn đề này được giải quyết. Không quân Mỹ cho biết văn pḥng chương tŕnh phát triển F-35 đă lập một đội ngũ gồm “các kỹ sư và chuyên gia y tế để điều tra rơ vấn đề ngạt khí”.
VietBF © Sưu tập