Năm 1940, Qatar đă có một phát hiện quan trọng. Phát hiện mỏ khí đốt đă biến một đất nước nghèo khó thành quốc gia giàu nhất thế giới. Người dân được chính phủ chăm lo cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng.
Người dân Qatar. Ảnh minh họa.
Theo BBC, dân số của Qatar hiện nay vào khoảng 2,6 triệu người nhưng chỉ có 313.000 người là gốc Qatar.
Giấc mơ về việc làm khiến người dân ở khắp nơi đổ xô đến Qatar sinh sống. Dân số Qatar năm 2003 chỉ có 700.000 người nhưng đă vọt lên 2,6 triệu người vào năm 2016.
Mức thu nhập của người dân Qatar lên tới 400.000 USD/năm. Dân số ít giúp cho người dân không phải quá bận tâm đến công việc, khi 92% người dân trong độ tuổi lao động làm việc trong cơ quan của chính phủ.
Qatar hiện là quốc gia giàu nhất thế giới với mức GDP b́nh quân đầu người lên tới 129.700 USD vào năm 2016. Quốc gia xếp thứ hai là Luxembourg kém Qatar tới 20.000 USD.
Cuộc sống như “thiên đường”
Theo Telegraph, người dân Qatar được hưởng cuộc sống “giống như ở thiên đường” khi chính phủ chăm lo cho họ từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi.
Nhà báo Anh Victoria Scott, người từng có 6 năm sống ở Qatar đă hé lộ phần nào cuộc sống ở quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này.
Scott nói dù giữa cái nắng 50 độ C, người Qatar sẽ không cần phải ra khỏi xe đổ xăng. Nhân viên trạm xăng sẽ làm việc đó. Xăng ở Qatar c̣n rẻ hơn nước uống v́ 100 lít xăng chỉ có giá khoảng 10 bảng Anh (năm 2012).
H́nh ảnh Qatar những năm 1951.
Chỉ cần đỗ xe trước cửa nhà hàng và bấm c̣i, sẽ có người đến ghi thực đơn và mang đến cho bạn, Scott viết.
Điều kiện sống của người dân Qatar từng khiến người dẫn chương tŕnh Scott Pelley, từng làm việc cho đài CBS (Mỹ) phải thốt lên: “Nghe giống như cuộc sống ở thiên đường vậy”.
Người dân Qatar không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mọi nhu cầu cá nhân như sử dụng điện, nước chăm sóc sức khỏe, giáo dục đều miễn phí.
Các du khách đến Qatar cũng nhận được sự chăm sóc y tế miễn phí giống như công dân Qatar hoặc chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ.
“Các sinh viên khi tốt nghiệp đều phải đối mặt với không dưới 20 lời mời làm việc, với những mức lương hấp dẫn”, một sinh viên Qatar nói. “Điều này đôi khi c̣n khiến chúng tôi cảm thấy khó khăn khi không biết phải lựa chọn công việc nào mới là đúng đắn”.
Vị trí địa lư của quốc gia vùng Vịnh này cũng phù hợp để người dân đến du lịch ở những địa điểm nổi tiếng nhất như Maldive, Kera – miền đất của thượng đế ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Qatar hoàn toàn thay đổi kể từ khi phát hiện mỏ khí đốt có trữ lượng khổng lồ.
Trước khi bị Ả Rập Saudi cắt quan hệ ngoại giao, người dân Qatar cũng chỉ cần lái xe trong vài tiếng là đến được các thành phố láng giềng như Dubai, Abu Dhabi và Oman.
Cựu Thủ tướng Qatar Hamid bin Jasim từng nói, người dân Qatar nhận được sự chăm lo của chính phủ đến khi chết, họ không cần phải lo lắng về lễ tang cho chính ḿnh. “Mọi thứ đều miễn phí. Điều đó đă trở thành một phần trong văn hóa của chúng tôi”.
“Lột xác” nhờ dầu mỏ
Theo Business Insider, chỉ trong quăng thời gian 50 năm, Qatar đă chuyển ḿnh từ một quốc gia chuyên đánh bắt cá đến gă khổng lồ trong ngành công nghiệp dầu mỏ.
Đất nước Qatar do gia tộc Al-Thani nắm quyền kể từ những năm 1900, khi nước này c̣n nằm dưới sự cai trị của người Anh. Ngày 17.7.1913, Abdullah Bin Qassim Al-Thani chính thức trở thành người cai trị Qatar.
Ở thời điểm đó, người dân Qatar chỉ biết đến đánh cá và săn ngọc trai. Hoạt động thương mại này bùng nổ đến giai đoạn 1920 th́ chững lại, khiến cho Qatar lại ch́m trong nghèo đói.
Năm 1939, mỏ khí đốt được phát hiện ở Dukhan. Quá tŕnh thăm ḍ khí đốt diễn ra khá chậm v́ Thế chiến 2. Đến năm 1951, Qatar sản xuất 46.500 thùng dầu mỗi ngày, tạo lợi nhuận 4,2 triệu USD.
Việc phát hiện các mỏ khí đốt và dầu mỏ gần bờ sau đó nâng tổng sản lượng của Qatar lên 233.000 thùng dầu/ngày.
Căn cứ quân sự Al-Udeid ở Qatar.
Nguồn tiền khổng lồ từ xuất khẩu dầu mỏ giúp cho gia tộc Al-Thani bắt đầu những công cuộc hiện đại hóa đầu tiên. Trường học, bệnh viện, nhà máy điện, điện thoại đều lần đầu xuất hiện ở Quatar trong những năm 1950.
Năm 1971, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới được phát hiện ngoài khơi Qatar. Lúc đó các sản phẩm xăng dầu vẫn được ưa chuộng nên mỏ khí đốt này chưa được phát triển. Mỏ khí đốt North Field ngày nay được Qatar và Iran cùng khai thác, đưa Qatar trở thành nước có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới với khoảng 896 ngh́n tỉ khối.
Năm 1995, vua Qatar Hamad bin Khalifa Al-Thani lên nắm quyền sau cuộc đảo chính lật đổ người họ hàng Khalifa bin Hamad, khi ông này vẫn c̣n đang ở Thụy Sĩ. Hamad chính là người dẫn dắt đất nước Qatar bước sang một trang mới.
Hamad đă cho xây dựng căn cứ quân sự Al-Udeid trị giá 1 tỷ USD. Căn cứ này ngày nay là nơi đóng quân lớn nhất của Mỹ trong khu vực.
Ông cho xây dựng những cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới để xử lư nhiên liệu tự nhiên hóa lỏng, mặt hàng đắt giá đang được xuất khẩu tới châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Thủ đô Doha, Qatar ngày nay.
Nhờ dầu mỏ và khí đốt, Qatar đă tích lũy được 170 tỉ USD. Với khoản tiền này, Qatar tiếp tục mở rộng đầu tư. Năm 2003, Qatar thiết lập công ty nhà nước Ủy quyền Đầu tư Qatar (QIA) để điều phối doanh thu từ dầu khí tới các ḍng thu nhập khác.
Thông qua QIA, Qatar hiện là quốc gia nắm giữ số lượng bất động sản lớn nhất ở London, Anh. Có thể nói, khoảng thời gian từ năm 2003 đến nay là thời điểm mà hoàng gia Qatar đem tiền đi đầu tư khắp nơi trên thế giới, trong khi vẫn duy tŕ nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ.
Khoản lợi nhuận chảy vào túi hoàng gia Qatar cũng được trích lại vào các quỹ phúc lợi để duy tŕ mức sống “giống như thiên đường” cho người dân.
Tuy nhiên một lượng lớn người nước ngoài nhập cư đến Qatar ngày nay khiến cho chế độ phúc lợi ít nhiều bị ảnh hưởng.
Quá tŕnh phát triển của đất nước Qatar nhỏ bé chỉ gói gọn trong 50 năm khiến nhiều người khâm phục.
Fahad al Attiyah, một trong những cố vấn của hoàng gia Qatar cho biết: "Bố tôi đă chuyển từ sống trong lều thành sống ở môi trường đô thị, từ việc di chuyển bằng lạc đà và giờ chúng tôi di chuyển bằng Boeing 747. Điều này thật sự đáng kinh ngạc".