Nếu thật sự ông Trump ghi âm cuộc hội thoại như đă nói th́ liệu Nhà Trắng có phải giao nộp chúng?
Ngày 12/6, 3 ngày sau phiên điều trần của ông James Comey, ông Trump đă chia sẻ lại trên Twitter rằng “James Comey nên hy vọng rằng không có cuộn băng nào về các cuộc hội thoại trước khi ông ấy bắt đầu ṛ rỉ tin cho báo chí!”
Tổng thống Donald Trump (trái) và cựu Giám đốc FBI James Comey (phải). Ảnh: Reuters.
Khả năng tồn tại đoạn băng ghi âm lại trở thành chủ đề nóng. Ủy ban T́nh báo Hạ viện đă kêu gọi cả Nhà Trắng và ông Comey giao nộp bất cứ tài liệu nào có liên quan đến cuộc điều tra đối với Nga của cơ quan này, trong đó có những bản ghi chép và ghi âm, trước ngày 23/6.
Nhưng câu hỏi đang đặt ra là liệu thực sự có bản ghi âm nào không, và nếu có th́ ông Trump và Nhà Trắng có buộc phải giao nộp chúng hay không?
“Câu trả lời ngắn gọn là nếu có các đoạn băng và nếu chúng bị yêu cầu, tôi nghĩ Nhà Trắng có thể sẽ phải giao nộp chúng”, Stephen Vladeck, giáo sư trường luật thuộc Đại học Texas, nhà phân tích luật của CNN, cho biết.
Bài học của Nixon
Hơn 4 thập kỷ trước, Thượng viện đă bỏ phiếu thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ bê bối Watergate, và điều tra viên đặc biệt lúc đó, ông Archibald Cox, đă yêu cầu Nhà Trắng nộp các đoạn băng nghe lén của Tổng thống Richard Nixon.
Khi đó, Tổng thống Nixon đă viện đến những đặc quyền hành pháp để từ chối giao nộp chúng và t́m cách sa thải điều tra viên đặc biệt Archibald Cox. Sau khi 2 quan chức cấp cao Bộ Tư pháp Mỹ từ chức thay v́ làm theo lệnh của Nixon, quyền Tổng Chưởng lư Robert Bork cuối cùng cũng sa thải điều tra viên đặc biệt Archibald Cox tháng 10/1973, vào một ngày sau này được gọi là “đêm thứ bảy thảm sát”.
Đến tháng 7/1974, Ṭa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng ông Nixon phải giao nộp các đoạn băng ghi âm hội thoại của ông và tháng sau, khi nguy cơ bị luận tội đă quá rơ ràng, ông Nixon từ chức.
Kể từ đó đến nay đă có nhiều thứ thay đổi nhưng các chuyên gia luật của Mỹ tin rằng tiền lệ từ thời Nixon vẫn như cũ.
Viễn cảnh cho Tổng thống Trump
“Ví dụ của Nixon đă dạy chúng ta rằng đặc quyền hành pháp không thể lấn lướt, đặc biệt khi các thông tin liên quan có khả năng là tài liệu cho một cuộc điều tra h́nh sự đang diễn ra”, giáo sư luật Vladeck nhận định.
Theo Ronald Rotunda, người từng là điều tra viên vụ Watergate, việc giao nộp các băng ghi âm phụ thuộc vào yếu tố chính trị cũng ngang với yếu tố luật pháp.
“Nếu có băng ghi âm th́ có thể không quá khó để Bộ Tư pháp có được chúng”, ông Rotunda, nay là giáo sư luật Đại học Chapman, nói. “Nhưng liệu Thượng viện hay Hạ viện có thể có được đoạn băng đó hay không lại phụ thuộc vào mặt chính trị nhiều hơn là luật pháp. Nhiều năm qua Tổng thống và Quốc hội đă tranh luận về việc giao nộp tài liệu, trước cả khi có những cuộn băng”.
Nếu Nhà Trắng có ư kháng cự yêu cầu nộp tài liệu th́ những ḍng tweet của ông Trump nhiều khả năng sẽ “phản chủ”.
“Với việc nói về nội dung của các cuộc hội thoại đó một cách công khai trên ḍng tweet, Tổng thống vốn đă làm lộ những ǵ xảy ra”, Lisa Kern Griffin, giáo sư trường luật của Đại học Duke nhận xét. “Và với việc làm điều đó, ông ấy có thể đă tự tước đi đặc quyền hành pháp của ḿnh”.
Hôm 11/6, Jay Sekulow, một thành viên đội ngũ tư vấn luật riêng của Tổng thống Donald Trump đă chia sẻ với kênh ABC News rằng ông Trump sẽ đối mặt với sự tồn tại của bất cứ đoạn băng ghi âm nào trong những tuần tới.
VietBF © Sưu tập