Sắp tới, ṭa án tối cao Mỹ sẽ ra phán quyết về sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Phán quyết này sẽ vô cùng quan trọng bởi không chỉ với sắc lệnh cấm nhập cảnh mà c̣n đặt ra tiền lệ cho các vụ kiện tương tự sau này.
Quyết định của các thẩm phán của ṭa này sẽ có giá trị vượt ra khỏi thời gian tại vị của Trump. Vậy nên, các chuyên gia cho rằng họ sẽ cẩn trọng trước bất cứ hành động nào có thể tước bỏ quyền tự quyết của tổng thống trong các vấn đề nhập cư và an ninh quốc gia.
Song một phán quyết chống lại Trump của ṭa án tối cao không nhất thiết có nghĩa là thu hẹp quyền lực hành pháp của tổng thống về các vấn đề này, theo Peter Spiro, giáo sư ở trường luật thuộc Đại học Temple ở bang Pennsylvania.
"Ṭa có thể đưa ra phán quyết chống Trump mà biết phán quyết này sẽ không áp dụng cho bất cứ tổng thống nào trong tương lai, với giả định rằng không có tổng thống nào sau này hành động giống Trump", ông nói.
Steven Schwinn, giáo sư ở trường luật John Marshall, Chicago, cho rằng một phán quyết như vậy sẽ vạch ra giới hạn rơ ràng cho các tổng thống kế nhiệm. Ngược lại, nếu ṭa án tối cao ra phán quyết ủng hộ sắc lệnh cấm nhập cảnh của Trump, điều này sẽ khuyến khích các ứng viên tổng thống trong tương lai "đưa ra các phát ngôn chống tôn giáo".
Tuy nhiên, không ai chắc chắn ṭa án tối cao sẽ ủng hộ phán quyết chống lại Trump của các ṭa cấp dưới. "Ṭa tối cao đặt ra tiêu chí rất cao khi xem xét những suy diễn không nằm trong văn bản", giáo sư Schwinn nói.
Trong một số vụ kiện, ṭa án tối cao thường đứng về phía Nhà Trắng. Tuy nhiên, Nhà Trắng chưa bao giờ có một ông chủ hành xử giống như Trump, phó giáo sư Blackman nói.
"Theo luật th́ Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton, George Bush hay cả Trump đều sẽ thắng. Nhưng Trump lại là kẻ thù lớn nhất của chính ḿnh", giáo sư Schwinn nhận định.
Therealtz © VietBF