Một sự việc hiếm thấy đang xảy ra ở khắp khu vực biển ở bờ tây nước Mỹ.Đến các nhà khoa học cũng cảm thấy bối rối về loài sinh vật này.Ngư dân sống dọc bờ tây không thể đánh bắt ở một số vùng nước v́ sinh vật giống giun khổng lồ xuất hiện dày đặc.
Hàng triệu sinh vật biển nhỏ và hiếm, được gọi là “kỳ lân đại dương”, đă tràn vào khắp khu vực biển ở bờ tây nước Mỹ, làm hỏng lưới của ngư dân và khiến các nhà khoa học bối rối.
Ngư dân sống dọc bờ tây không thể đánh bắt ở một số vùng nước v́ sinh vật giống giun khổng lồ, tên khoa học là pyrosome, xuất hiện dày đặc. Khi kéo lưỡi câu lên, họ chỉ thấy sinh vật ḱ lạ bám đầy.
Theo The Guardian, ngoài cái tên kỳ lân đại dương, pyrosome c̣n được gọi là dưa chuột biển.
Những con vật đặc biệt này cũng đă dạt vào một số băi biển nổi tiếng, gây phiền phức cho người dân địa phương.
Hilarie Sorensen, thành viên của nhóm nghiên cứu sự xuất hiện hàng loạt của pyrosome, cho biết: “Hiện giờ chúng tôi đang cố gắng t́m hiểu càng nhiều càng tốt khi có cơ hội.
“Nếu chúng ta tiếp tục thấy nhiều pyrosome như thế này, nó sẽ tác động như thế nào đến hệ sinh thái ở đây, và tác động kinh tế thế nào với nghề cá? Có rất nhiều điều chưa biết vào thời điểm này, đây thực sự là một sự bùng nổ đáng chú ư”.
Pyrosome là những sinh vật h́nh ống, có chiều dài từ vài mm lên tới hàng chục m. Nhiều người lặn biển đă phát hiện và chụp ảnh với nhóm pyrosome dài tới 30 mét.
Pyrosome thường được t́m thấy ở vùng biển nhiệt đới và xa bờ biển. Rất ít nhà khoa học biển từng nh́n thấy pyrosome tận mắt v́ chúng thường ở dưới biển sâu vào ban ngày, đôi khi sâu tới 700m.
Do vậy, các nhà nghiên cứu rất kinh ngạc khi thấy đàn pyrosome đến gần đất liền như vậy. Sự việc bắt đầu ở Oregon và dần dần lan sang phía bắc như Sitca, Alaska.
Sorensen nói: “Trong một chuyến đi, chúng tôi đă nh́n thấy khoảng 60.000 con trong 5 phút và chúng xé rách lưới của chúng tôi.
“Pyrosome có màu sáng và trôi nổi trên bề mặt, che phủ toàn bộ biển”.