Quốc hội Mỹ vừa thông qua dự luật trừng phạt Nga. Hành động này không những nhắm vào Nga mà Mỹ c̣n làm cho EU chuyển từ phụ thuộc sang ràng uộc vào Mỹ. V́ thế mà EU sẽ mất tự chủ trong chính hành động của ḿnh...
Trừng phạt Nga được luật hoá khiến EU mất tự chủ hoàn toàn
Việc lệnh trừng phạt Nga được luật hoá tại Mỹ đă gây phản ứng dữ dội nhất không phải từ Nga, mà từ EU – đồng minh lâu đời của Mỹ bên bờ đông Đại Tây Dương. Bởi Washington được nh́n nhận là chỉ xem trọng mục đích của ḿnh hơn là lợi ích của đồng minh, đối tác.
Điều đó đă được thể hiện rất rơ ràng qua phản ứng của Brussels. Ngay sau khi nghị sĩ hai đảng của Mỹ đạt thoả thuận, tờ Bild am Sonntag của Đức đă dẫn lời người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Mỹ :
“Luật trừng phạt Nga có thể gây ra những hậu quả khôn lường, không chỉ với sự đoàn kết của khối G7, mà c̣n với an ninh năng lượng và lợi ích kinh tế của EU. Ảnh hưởng của biện pháp trừng phạt rất rộng, bao gồm cả nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng của EU”.
Người Mỹ đưa Châu Âu vào ṿng xoáy lệ thuộc
Theo Brussel th́ việc mở rộng trừng phạt Nga lần này của Mỹ liên quan tới các vấn đề của riêng Washington - về cáo buộc Nga gây nhiễu loạn bầu cử Mỹ- chứ không phải vấn đề quốc tế như lệnh trừng phạt trước đây mà Mỹ và EU phối hợp với nhau để gây sức ép đối với Nga.
Giới chức tại Đức thể hiện sự phẫn nộ khi cho rằng dự luật tạo ra sức ép lên chính phủ Mỹ buộc phải ưu tiên xuất khẩu năng lượng Mỹ, tạo việc làm cho người Mỹ, đặt lợi ích Mỹ lên trên lợi ích của các đồng minh, theo Financial Times.
Dư luận đă đặt vấn đề: Châu Âu có mức phát triền như ngày nay, EU có thể ra đời và khẳng định vị thề như hiện nay là hoàn toàn nhờ vào lợi ích Mỹ, vậy việc đồng cam cộng khổ với người bảo trợ th́ có ǵ đâu mà ầm ĩ?
Quả thật, Châu Âu điêu tàn sau Thế chiến II không thể “vươn ḿnh đứng dậy sáng loà” chỉ sau hơn một thập kỷ, nếu không có nguồn lợi ích khổng lồ từ đồng minh bên bờ tây Đại Tây Dương đổ vào lục địa già với Kế hoạch Marshall vĩ đại (1947 – 1951).
Có thể nhận định rằng, không có lợi ích Mỹ th́ nguyên tắc liên hiệp tại Châu Âu không thể được hiện thực hoá dễ dàng như vậy. Bởi ngay sau khi Thế chiến I kết thúc, năm 1916 Ngoại trưởng Pháp lúc đó là ông Aristide Briand đă đề xuất ư tưởng thành lập một liên hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, ư tưởng vĩ đại của nhà chính trị kiệt xuất ấy đă không thể trở thành hiện thực trong thời đại của ông. Điều đó chứng tỏ việc liên hiệp tại Châu Âu phải có những điều kiện đặc biệt, tạo ra sự tương đồng trong nền tảng lợi ích và đó chính nguồn lực từ Kế hoạch Mashall.
Ngay sau khi Kế hoạch Marshall kết thúc, Hiệp ước Paris được kư kết cho ra đời Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) vào năm 1951, rồi Hiệp ước Rome 1958 cho đời Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu.
Năm 1967, với Hiệp ước hợp nhất đă cho ra đời Cộng đồng châu Âu (EC), để rồi đến năm vào năm 1991 với Hiệp ước Maastricht cho ra đời Liên minh châu Âu (EU) và dần mở rộng lên 28 quốc gia, đưa EU trở thành một trong 3 trụ cột kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.
Cũng nên biết rằng, trong số 17 nước nhận nguồn tài trợ trực tiếp từ khi Kế hoạch Marshall, hiện chỉ có Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đứng ngoài EU. Điều đó cho thấy cốt lơi của EU là lợi ích Mỹ và đó cũng là lư do khiến EU trở thành "độc nhất vô nhị", dù có nhiều liên minh đă ra đời, nhiều cộng đồng đă h́nh thành trên thế giới hiện nay.
Vậy th́ “chia ngọt sẻ bùi” với đồng minh bảo trợ cũng là việc cần làm và nên làm, sao mà EU lại phản ứng dữ dội như vậy?
Theo giới phân tích, việc Mỹ luật hoá trừng phạt Nga gây thiệt hai về lợi ích chỉ làm cho EU thất vọng, c̣n khi EU giận dữ th́ vấn đề không c̣n là lợi ích nữa.
Có thể thế rằng, sau khi lệnh trừng phạt Nga được luật hoá tại Mỹ th́ việc xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách từ kinh tế - thương mại đến hợp tác - đầu tư của EU đă gần như rơi vào thế bị động hoàn toàn.
Khi tham gia liên minh cấm vận Nga với lệnh trừng phạt mà chính quyền Tổng thống Obama áp đặt, EU không mất thế chủ động của ḿnh, bởi thời gian và cách thức áp đặt lệnh trừng phạt được linh hoạt trên cơ sở so sánh tương quan lợi – hại.
Tuy nhiên, khi lệnh trừng phạt được luật hoá tại Mỹ th́ điều đó hoàn toàn do người Mỹ quyết định, trong khi lợi ích trong quan hệ Nga - Mỹ không tương đồng với lợi ích trong quan hệ Nga - EU.
Điều đó cho thấy, việc luật hoá trừng phạt Nga đă chuyển EU từ phụ thuộc - bị ràng buộc, bị chi phối bởi Mỹ - sang lệ thuộc - mất tự chủ trong chính hành động của ḿnh.
Mỹ quá quyết liệt tước bỏ quyền lợi của EU
Trong khi tính chất của việc luật hoá trừng phạt Nga đưa EU vào chỗ mất tự chủ, song trong cách thức thực thi Washington cũng lại không xem trọng đồng minh. Người Mỹ đă quá quyết liệt trong việc tước bỏ quyền lợi của EU.
Chưa khi nào Washington là xem thường các đồng minh bên bờ đông Đại Tây Dương như lúc này, đặc biệt là việc luật hoá trừng phạt Nga. Ngay cả khi người Mỹ mang tiền cứu giúp Châu Âu trong Kế hoạch Marshall vĩ đại th́ đồng minh cũng không bị Wahington xem thường như vậy.
Bởi trong tổng số tiền 12,271 tỷ USD đổ vào châu Âu từ năm 1947 đến 1951 với 17 nước được tiếp nhận nhưng không có sự tương đồng. Như Anh nhận nhiều nhất với 3,297 tỷ USD, Pháp nhận 2,296 tỷ USD, Đức nhận 1,448 tỷ USD, Ư nhận 1,204 tỷ USD, Hà Lan nhận 1,128 tỷ USD…
Điều đó chứng tỏ kế hoạch của người Mỹ được xây dựa trên kế hoạch của các quốc gia tiếp nhận. Nghĩa là khi “được cho tiền” Châu Âu cũng không mất tự chủ, vậy mà nay "bị tước bỏ" nhưng Châu Âu lại không hề được đoái hoài.
C̣n nhớ, trước và sau Hội nghị G-20, Thủ tướng Angela Merkel đă liên tục công khai chỉ trích Mỹ, sau khi Tổng thống Trump từng thẳng thừng tấn công Berlin về chính sách quốc pḥng, thương mại và hợp tác quốc tế.
Vậy nhưng giới chính trị truyền thống Mỹ c̣n thể hiện sự quyết liệt hơn trong hành động của ḿnh, bởi sự công kích của ông Trump - và ngay cả chính sách của Nhà Trắng nếu không thân thiện - đều không nguy hại bằng việc luật hoá trừng phạt Nga, trực tiếp tước bỏ quyền lợi của EU.
Việc Washington c̣n khiến Brussles mất nhiều hơn những lợi ích có thể liệt kê, đo đếm, đó là vị thế trong ngoại giao quốc tế. Trong quan hệ với các đối tác, hiệu ứng tiêu cực từ lối hành xử của Mỹ khiến EU mất nhiều trong lượng.
Ngày 31/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker từng cáo buộc chính quyền Mỹ đang t́m kiếm những thoả thuận riêng rẽ với từng nước EU, từ đó nhằm phá vỡ tính thống nhất của khối này.
Nay với việc luật hoá trừng phạt Nga mà không đếm xỉa ǵ đến EU, Washington c̣n thể hiện qua rơ ràng hơn sự xem thường Brussels, đưa đồng minh xuống một vị thế thấp hơn rất nhiều - vị thề của người lệ thuộc.
Therealtz © VietBF