Theo cơ quan t́nh báo Hàn Quốc, Kim Chính Ân, nhà độc tài Hàn Cộng đă mất tích nhiều ngày do v́ bị nhiễm phóng xạ.
Thời báo Hàn Quốc “Daegu Shinmun” xuất hiện thông tin cho rằng lănh đạo tối cao Triều Tiên Kim Chính Ân đă liên tiếp vắng mặt trong các cuộc họp quan trọng, tất cả các sự kiện toàn dân cũng đều không có sự xuất hiện của ông.
Theo nguồn tin t́nh báo từ Triều Tiên do Giám đốc Cơ quan T́nh báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) Lee Byung-ho cho biết, trong ṿng một tháng qua Kim Jong-un chỉ ra chỉ thị trên giấy tờ, không trực tiếp xuất hiện trước công chúng cũng như các cuộc họp quan trọng của nhà nước. Lần cuối cùng ông xuất hiện gần đây là vào ngày 28/7 tại nghĩa trang liệt sĩ chiến tranh giải phóng tổ quốc ở ngoại ô B́nh Nhưỡng sau 15 ngày vắng bóng trước đó. Đi cùng ông tới thăm nghĩa trang chỉ có một số đại diện quân đội Triều Tiên. Sau đó Kim Chính Ân lại tiếp tục mất tích một cách bí ẩn. Nguồn tin t́nh báo này nhận định, h́nh ảnh xuất hiện của Kim Chính Ân vào ngày 28/7 đă được thực hiện từ trước.
Trong những ngày gần đây phía Mỹ liên tục đưa ra cáo buộc về việc Triều Tiên sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ đưa lên tên lửa đạn đạo, cùng những phát biểu gây áp lực của ông Trump dành cho Triều Tiên. Phía Triều Tiên, đặc biệt là Kim Chính Ân vẫn một mực giữ im lặng với giới truyền thông cùng dân chúng nước nhà. Sáng ngày 10/8, biển người tập hợp ở quăng trường thủ đô nhằm thể hiện sự trung thành với lănh đạo và nhà nước sau khi Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt lên Triều Tiên. Một lần nữa, Kim Chính Ân vẫn không xuất hiện, cũng không hề có một trả lời xác thực nào trước truyền thông. Một hành động khó hiểu từ trước đến giờ so với tính cách của ông.
Phía t́nh báo Hàn Quốc tiết lộ thêm những thông tin mà giới chức Triều Tiên đang cố giấu kín những ngày vừa qua, Kim Chính Ân đang trong quá tŕnh điều trị nên không thể xuất hiện trước dân chúng. Nguồn tin này cho biết thêm, ông Kim Chính Ân liên tục có những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Lúc đầu các bác sĩ riêng cho rằng đó chỉ do các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng sau khi điều trị, các bệnh lí vẫn không hề thuyên giảm mà c̣n xuất hiện thêm các triệu chứng ngoài da như bong tróc, sau đó rụng tóc liên tục, có dấu hiệu sốc co giật cường độ cao, tế bào máu trong cơ thể Kim Jong-un suy giảm nghiêm trọng với tốc độ nhanh, sức đề kháng hầu như không c̣n.
Với tất cả những triệu chứng trên, rất có thể Kim Chính Ân đang có những triệu chứng do nhiễm phóng xạ nồng độ cao, và hiện chưa có cách để chữa căn bệnh này. Đó có thể là lí do trong ṿng một tháng vừa qua Kim Jong-un không thể xuất hiện trước dân chúng và truyền thông.
Trên thế giới, cũng có rất nhiều nhân vật bị ám sát bởi nhiễm phóng xạ. Đầu tháng 11 năm 2006 Alexander Liwinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có ḥa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đă ra lệnh giết Liwinenko v́ những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.
Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Jassir Arafat, thủ lănh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được v́ viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không c̣n hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quăng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đ́nh ông cho phép.
Đầu năm 2012 người ta t́m thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông c̣n giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đă chết v́ bị đầu độc bằng phóng xạ. Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, th́ Pháp và Nga không t́m thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai tṛ của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn c̣n là một hoài nghi.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litwinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đă phải xếp vào loại chết không rơ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài ṃ mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính “ưu việt” của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để t́m ra dấu vết.
Tại Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên chủ tịch Đà Nẵng, trưởng ban nội chính cũng bị nghi ngờ là bị phe phái trong nội bộ đảng cộng sản giết chết bằng phóng xạ.
Theo Daegu Shinmun