Đó là đảo Okinoshima ở Nhật Bản. Nơi đây là thánh địa của đàn ông, không chào đón một phụ nữa nào, bất kể họ là ai, làm ǵ. Mới đây đảo Okinoshima được công chúng biết đến rộng răi hơn sau khi được công nhận là di sản thế giới.
“Vương quốc của đàn ông”
Đảo Okinoshima rộng chừng 97ha, có độ cao tối đa 244m, cùng 3 rạn san hô gần đó được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới trong kỳ họp thứ 41 tại Ba Lan hôm 9.7.2017. Đây là một ḥn đảo linh thiêng thuộc thành phố Munakata, Fukuoka, nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản, giữa đảo chính Kyushu và bán đảo Triều Tiên. Do từ khi được h́nh thành đến nay, Okinoshima chỉ chào đón đàn ông, c̣n phụ nữ không được phép "bén mảng" đến gần nên ḥn đảo này c̣n được mệnh danh là "vương quốc của đàn ông".
Đền Munakata Taisha Okitsumiya trên đảo Okinoshima. Ảnh: Kyodo
Việc cấm phụ nữ hoàn toàn không liên quan đến việc phân biệt đối xử, phân biệt giới tính. Việc phụ nữ vượt biển lên đảo rất nguy hiểm và luật cấm là để bảo vệ phụ nữ, giới tính sinh con đẻ cái”.
Ông Takayuki Ashizu
Từng là cửa ngơ giao thương quan trọng của Tokyo từ thời xa xưa, đảo Okinoshima có miếu thờ nữ thần biển cả Munakata Taisha Okitsumiya cùng các điểm thực hiện nghi lễ cầu an cho những chuyến tàu thuyền ra khơi của ngư dân. Đây là nơi phát triển của tín ngưỡng Shinto, ra đời từ thế kỷ 17 (là tín ngưỡng lớn nhất của Nhật Bản). Tuy nhiên, các nghi lễ tâm linh đă được thực hiện trên "đảo đàn ông" từ rất lâu trước đó, khoảng vào thế kỷ thứ 4, khi nơi đây là địa điểm những người đàn ông tới cầu nguyện cho chuyến ra khơi an toàn. Theo đó, ḥn đảo cũng là nơi chôn giữ nhiều báu vật có giá trị được cho là những lễ vật dâng lên thánh thần. 80.000 hiện vật quư giá đă được t́m thấy trên đảo, từ mảnh vỡ cốc thủy tinh có nguồn gốc từ Ba Tư, cho tới nhẫn vàng của người Triều Tiên. Tất cả những hiện vật này đều coi là báu vật quốc gia.
Người dân địa phương rất tôn trọng sự linh thiêng của Okinoshima, ḥn đảo mà họ cho là “nơi cư ngụ của các vị thần”. Ông Tadahiko Nakamura, 64 tuổi, người đứng đầu Hợp tác xă Ngư nghiệp Munakata chia sẻ: "Các ngư dân địa phương đă bảo vệ Okinoshima từ thời cổ đại và được ḥn đảo bảo vệ lại. Chúng tôi cảm thấy rất vinh dự khi ḥn đảo được thêm vào danh sách các di sản của UNESCO".
Hiện nay mỗi năm đảo đàn ông chỉ đón tiếp một lượng khách hạn chế trong suốt thời gian diễn ra lễ hội truyền thống chỉ kéo dài vỏn vẹn hai tiếng. Năm nay số khách may mắn được đặt chân lên đây chỉ là 200 người.
Thông thường, một khi đă vào danh sách của UNESCO, các địa danh sẽ trở thành điểm hút khách du lịch, nhưng giới chức ḥn đảo lại đang có ư định cấm các hoạt động du lịch trong tương lai và chỉ cho phép các đạo sư tới đây, do lo ngại du lịch sẽ hủy hoại vẻ nguyên sơ, độc đáo của ḥn đảo độc đáo này. Theo đó, du khách sẽ không được phép đặt chân lên "đảo đàn ông" của Nhật Bản bắt đầu từ năm 2018.
Theo người đại diện của đền Munakata Taisha Okitsumiya - ngôi đền sở hữu ḥn đảo, họ quyết định cấm toàn bộ người ngoài tới đây từ năm sau, trừ các đạo sư, để bảo vệ ḥn đảo khỏi sự xâm hại. “Ḥn đảo đă góp mặt trong danh sách của UNESCO và được bảo tồn nghiêm ngặt. Việc 200 du khách tiếp tục tới ḥn đảo mỗi năm sẽ là nguy cơ lớn. Chúng tôi sẽ không mở cửa Okinoshima cho công chúng, v́ mọi người không nên thăm đảo chỉ bởi ṭ ṃ” - ông Takayuki Ashizu, đạo trưởng ngôi đền Munakata Taisha Okitsumiya nhấn mạnh.
V́ sao lại cấm phụ nữ?
Đầu năm nay, một nhóm người theo đạo Hindu ở Mỹ đă đề nghị UNESCO phủ nhận di sản này trừ khi phụ nữ được phép thăm đảo Okinoshima. Tuy nhiên, những lời kêu gọi b́nh đẳng không ngăn được việc Okinoshima được công nhận là di sản thế giới. UNESCO chỉ công nhận các di sản văn hoá, chứ không ra sửa lại luật lệ hoặc tập quán địa phương. Okinoshima đă được công nhận v́ những di sản tôn giáo và khảo cổ học phong phú trên đảo.
Mặc dù có ít thông tin lịch sử giải thích về luật cấm phụ nữ lên đảo, nhưng tờ Thời báo Nhật Bản dẫn lời các chuyên gia cho biết, luật cấm này được cho là do thuyết Shinto tin kinh nguyệt của phụ nữ làm ô uế các địa điểm linh thiêng. Thậm chí, việc phụ nữ đặt chân lên đảo c̣n bị cho là sẽ làm vấy bẩn không khí, ảnh hưởng tới việc tu luyện của các đạo sĩ cũng như sự linh thiêng của nơi đây.
Tuy nhiên, giới chức của ḥn đảo khẳng định rằng, luật cấm bắt nguồn từ mong muốn bảo vệ phụ nữ, chứ không phải v́ phân biệt giới tính. Việc vượt biển để tới ḥn đảo rất nguy hiểm, không phù hợp với những người phụ nữ yếu đuối, vốn mang trọng trách sinh con đẻ cái. Theo giới chức ḥn đảo, quy luật này luôn được giữ vững suốt nhiều thế kỷ qua và họ không có ư định thay đổi nó.
Ngoài ra, người phát ngôn của chính quyền tại đây c̣n cho biết thêm rằng, dù nói là cấm phụ nữ nhưng trên thực tế ḥn đảo này cấm hầu hết mọi đối tượng, trừ những thầy tu tới đây để tu luyện trong 365 ngày/năm. Một ngoại lệ chỉ xảy ra trong một lễ hội thường niên vào tháng 5, khi khoảng 200 người đàn ông được phép lên đảo.
Đặc biệt, dù Okinoshima chào đón đàn ông nhưng để được phép vào đảo, các du khách nam cũng phải tuân thủ các luật lệ khắt khe. Họ phải trút bỏ trang phục và thực hiện nghi lễ tẩy rửa để gột sạch cơ thể trước khi lên đảo. Ngoài ra, họ cũng không được phép mang về bất cứ món đồ nào, cho dù là nhành cây ngọn cỏ.