Một thanh niên sinh năm 1998 ở Buôn Ma Thuật khổ v́ ... ngủ nhiều. Có người mệt mỏi v́ thiếu ngủ th́ lại có người khổ sở v́ ngủ nhiều. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà c̣n bị người khác bảo là ... lười biếng.
Muốn tự tử v́ bị kỳ thị
N.V.T, sinh năm 1998, ngụ tại Buôn Ma Thuột, là một người trong số đó. Tại một quán nước trên đường Lê Văn Lương, Q.7, TP.HCM, T. kể cho tôi những chuyện khó tin: “Em nghĩ ḿnh có bệnh từ năm lớp 4, sang những năm cấp 2 th́ bệnh rơ dần. Ở nhà trễ lắm 10 giờ đi ngủ, nhưng không hiểu sao vào lớp em vẫn phải ngủ thêm vài tiếng nữa. Em phải ngủ 14 – 15 tiếng mỗi ngày, có hôm em ngủ từ 8 giờ tối đến 12 giờ sáng hôm sau”.
Làm test MSLT cho bệnh nhân rối loạn giấc ngủ tại bệnh viện đại học Y dược TP.HCM.
Để chống chọi lại cơn buồn ngủ ở lớp học, T. dùng càphê, nhưng uống một thời gian th́ hết tác dụng. Có người bày uống vitamin C, em cũng thử, nhưng không hiệu quả. Sau một thời gian ngắn, bệnh ngủ nhiều đă ảnh hưởng đến chuyện học hành của T. Để có thể trụ lại lớp học ở quê, được gần gũi bạn bè, em áp dụng những cách chữa buồn ngủ kỳ lạ: ngồi trong lớp, em cầm đầu bút ấn vào tay thật đau để tỉnh táo. Rồi em xin giáo viên ra ngoài rửa mặt cho tỉnh. Cách nào cũng thất bại, nên có lần T. vào nhà vệ sinh dùng lửa hơ các đầu ngón tay cho bỏng rát!
Không chỉ khổ v́ ngủ nhiều, T. c̣n khổ v́ bị thầy, cô, bạn bè chê cười, kỳ thị v́ nghĩ em là kẻ lười học. Từ đó em bị trầm cảm và nảy sinh ư định tấn công ai xúc phạm đến ḿnh. “Những ư tưởng này cứ lởn vởn trong đầu, em biết nó không đúng, nên phải sơn mấy đầu ngón tay để khi có ư định tấn công ai th́ em dừng lại”, T. nói.
Nhưng sự ngờ vực của gia đ́nh mới làm T. khủng hoảng nhiều nhất. Do anh trai học hành rất thành đạt nên ba mẹ đặt nhiều hy vọng vào em. Trước sự sa sút học hành của T., ai cũng nghĩ em ham chơi và lấy chuyện buồn ngủ ra để làm cớ bào chữa.
T. xúc động kể: “Em nhớ khi phải chuyển xuống một trường ở thành phố học, giáo viên cũng gọi điện phản ánh chuyện của em với gia đ́nh. Khi đó mọi người nhận ra em có ǵ bất thường và cho đi khám bệnh. Nếu lần đó ba mẹ không thay đổi suy nghĩ, có lẽ em đă tự tử…”
Đi khám tại một vài bác sĩ nổi tiếng, họ nghĩ T. bị chứng ngủ rũ kèm theo trầm cảm và cho uống thuốc nhưng không mấy hiệu quả. Bệnh không giảm, nên T. vẫn phải đối mặt với những khổ sở trong cuộc sống: học hành sa sút, thầy, cô và bạn bè tiếp tục xa lánh. Ngủ nhiều cũng gây ra không ít rắc rối cho T. trong cuộc sống. Có lần lái xe chở bạn đi trên đường, em ngủ quên và suưt bị xe tải đụng. “Từ lần đó, bạn bè ai cũng sợ không dám để em chở”, T. nói.
Ngủ nhiều khác ngủ rũ
ThS.BS Hoàng Đ́nh Hữu Hạnh, phụ trách đơn vị rối loạn giấc ngủ bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, cho biết trong khi chứng ngủ rũ (narcolepsy) được nói nhiều th́ chứng ngủ nhiều (hypersomnia) ít được đề cập và T. là người mắc chứng này. Ông nói: “Hai bệnh này giống nhau là ngủ nhiều, trên 12 giờ/ngày. Để phân biệt, người ta cho bệnh nhân làm test chẩn đoán MSLT (Multiple sleep latency test). Bệnh nhân sẽ được nằm ngủ trong bốn giấc ngắn (20 phút), mỗi giấc cách nhau 2,5 – 3 giờ. Nếu bệnh nhân xuất hiện 3/4 giai đoạn giấc mơ khi chợp mắt th́ họ được xem là bị ngủ rũ”.
Về dấu hiệu lâm sàng, theo BS Hạnh, không như ngủ nhiều, trong chứng ngủ rũ bệnh nhân có kèm theo mất trương lực cơ. Thí dụ, khi ngồi sau một người chạy xe, bệnh nhân nghe kể một câu chuyện ǵ đó rồi đột nhiên ngă lăn ra té v́ ngủ. Ngoài ra bệnh nhân kèm theo ảo giác. Ngủ rũ thường là nguyên phát (không có nguyên nhân), hoặc xảy ra sau một biến cố trong cuộc đời như ly dị, thất nghiệp, mất người thân.
Trong khi đó, ngủ nhiều hoàn toàn là nguyên phát, “trời kêu ai nấy dạ”. Nhưng theo các chuyên gia, tiên lượng của ngủ nhiều tốt hơn ngủ rũ. Chỉ cần cho bệnh nhân tập lại một số phản xạ có điều kiện, xét nghiệm máu xác định vài thành phần như sắt, cortisol… Nếu có bất thường, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh, triệu chứng sẽ cải thiện ngay và bệnh phục hồi nhanh.
Để xác định chứng ngủ nhiều, BS Hạnh cho biết dấu hiệu nhận diện đầu tiên là bệnh nhân phải ngủ trên 12 giờ/ngày và không có kèm theo ảo giác, mất trương lực cơ. Sau đó bệnh nhân cần làm MSLT, nếu test này âm tính, điều đó xác nhận bệnh nhân bị ngủ nhiều.
“Trong khi mất ngủ được nhận diện dễ dàng vi có nhiều người mắc, th́ ngủ nhiều ít được nghĩ tới bởi dân gian vẫn quan niệm “Ăn được, ngủ được là tiên”. Nhiều bác sĩ cũng không nghĩ đến bệnh ngủ nhiều v́ đây là bệnh quá lạ và ít người bị (chưa tới 1% dân số). V́ thế đối với một người có dấu hiệu ngủ nhiều, chúng ta đừng cho rằng họ ham chơi, lười lao động rồi dẫn đến xem thường, kỳ thị họ. Biết đâu họ đang mắc bệnh ngủ nhiều thật sự và cần được chẩn đoán, điều trị đúng mức”, BS Hạnh nói.
Vui mừng v́ được xác định có bệnh ngủ nhiều
T. cho biết rất vui khi sau nhiều năm chạy chữa, cuối cùng “bệnh ngủ nhiều” của em đă được xác định chính thức. Em nói: “Khi cầm kết quả MSLT trên tay và được bác sĩ của bệnh viện đại học Y dược TP.HCM t́m ra bệnh, em muốn khóc v́ ḿnh đă được minh oan”. Ngày 4.9, gọi điện cho T. khi em đang về quê nghỉ, em cho biết sau vài ngày uống thuốc điều trị tại bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, bệnh của em đă cải thiện nhiều.