Theo tuyên bố tinh tướng của Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho. Nước này sắp sửa thử nghiệm bom nhiệt hạch cực mạnh ở vùng biển Thái Bình Dương.
"Đây có thể là một vụ nổ bom nhiệt hạch (bom H) mạnh nhất ở Thái Bình Dương", ông Ri nói với các phóng viên ở New York, nơi ông đang ở để dự cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngoại trưởng Triều Tiên cho biết, hiện chưa rõ về kế hoạch sắp tới vì mọi hành động sẽ tuân theo sự chỉ đạo của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, quả bom H mạnh nhất thế giới từng được kích nổ là "Bom Sa hoàng" của Liên Xô. "Bom Sa hoàng" với sức công phá 50 megaton (50 triệu tấn thuốc nổ TNT) được thử nghiệm năm 1961 tại Bắc Cực. Đây cũng là vũ khí hủy diệt kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.
Lời đe dọa của Ngoại trưởng Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói ông đang cân nhắc hành động mạnh mẽ nhất nhằm đáp trả lời đe dọa "hủy diệt hoàn toàn" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo đó, ông Kim Jong-un khẳng định cho biết, lời đe dọa của ông Trump không làm Triều Tiên sợ hay muốn ngừng lại, mà còn củng cố niềm tin rằng Bình Nhưỡng đã chọn con đường đúng đắn. Ông Kim cũng thề khiến ông Trump "trả giá đắt" vì đe dọa Triều Tiên.
Triều Tiên đã thử hạt nhân lần 6, cũng là lần mạnh nhất, vào ngày 3.9, tại bãi thử Sunggye-ri, miền Bắc nước này. Quả bom có sức công phá ước tính từ 108-120 kiloton đã gây ra vụ động đất mạnh 6,3 độ richter.
Vụ thử khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu hàng may mặc, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, cấm thuê lao động mới người Triều Tiên tại nước ngoài.
Trong khi đó, Tổng thống Trump hôm 21.9 vừa ban hành một sắc lệnh hành pháp mới, tăng cường trừng phạt nhằm "cắt đứt các nguồn thu nhập giúp Bình Nhưỡng phát triển những loại vũ khí chết chóc nhất mà nhân loại từng biết".
Ông Trump cho biết sắc lệnh cho phép các cơ quan chức năng nhắm tới các công ty, tổ chức hậu thuẫn về mặt tài chính và thúc đẩy hoạt động giao thương với Triều Tiên.
Therealtz © VietBF