Cái chết mới đây của 1 phụ nữ sau khi làm việc quá sức tại Nhật Bản đă khiến cho dư luận nước này vô cùng phẫn nộ. Thực ra đây được coi là 1 vấn nạn từ lâu mà Nhật Bản luôn phải đối mặt mà không thể giải quyết được. Nhưng v́ sao người dân Nhật Bản lại phải làm việc theo cách này sẽ có trong bài viết dưới đây.Nhật Bản đang chứng kiến số lượng kỷ lục những yêu cầu bồi thường liên quan đến các vụ tử vong do làm việc quá sức. Tuy nhiên, để ngăn chặn karoshi, hiện tượng chết v́ làm việc quá sức vẫn là một thách thức với xứ sở Hoa anh đào.
Những cái chết được báo trước
Những ngày gần đây, thông tin về cái chết của cô Sado, 31 tuổi, một phóng viên chuyên đưa tin tức thời sự về lĩnh vực hành chính công của Tokyo tràn ngập khắp Nhật Bản và gây xôn xao dư luận nước này, dù sự việc đă diễn ra từ bốn năm trước.
Sự ra đi của nữ phóng viên gây chấn động không nằm ở việc tuổi đời của cô trẻ, hay sự nổi tiếng của người phụ nữ này, mà chính bởi thừa nhận mới đây của đơn vị nơi cô công tác: Cô Sado qua đời v́ karoshi, hiện tượng chết v́ làm việc quá sức vốn đang gây nhiều chỉ trích ở xứ sở Hoa anh đào.Được biết, trước khi qua đời, cô Sado liên tục đảm trách những ḍng sự kiện quan trọng. Cô qua đời v́ căn bệnh suy tim sau khi làm thêm 159 tiếng đồng hồ trong ṿng một tháng và chỉ có hai ngày nghỉ.
Chia sẻ về sự việc của đơn vị nơi cô Sado công tác, lănh đạo đài truyền h́nh quốc gia Nhật Bản, NHK, Chủ tịch Ryoichi Ueda cho biết: “Chúng tôi rất buồn v́ mất đi một phóng viên xuất sắc và đă cân nhắc sự việc rất cẩn trọng, bởi sự ra đi của cô Sado được ghi nhận là do có liên quan tới công việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục những nỗ lực để cải thiện điều kiện làm việc và sẽ tiếp tục hợp tác với cha mẹ của cô”.
Cô Sado không phải là trường hợp người trẻ qua đời v́ làm việc quá sức hiếm hoi ở Nhật Bản. Ở đất nước có số giờ làm việc dài nhất thế giới, hiện tượng chết v́ làm việc quá sức của người trẻ đă đến mức cảnh báo và gây nên nhiều đau thương cho các gia đ́nh.
Michiyo Nishigaki, mẹ của Naoya rất tự hào khi con trai duy nhất của bà trở thành nhân viên của một công ty viễn thông lớn của Nhật ngay từ lúc c̣n là sinh viên đại học.
Tuy nhiên, chỉ hai năm sau đó, bà đă nhận thấy việc con trai được làm việc trong công ty chuyên nghiệp là sai lầm lớn bởi áp lực công việc đă khiến Naoya luôn trong t́nh trạng kiệt sức.
“Khi về nhà để dự đám tang của cha tôi, con trai tôi đă không thể ra khỏi giường. Nó nói: “Để con ngủ một chút, con không thể dậy được, xin lỗi mẹ, nhưng hăy để con ngủ””, bà Nishigaki nhớ lại.
Naoya thường xuyên làm thêm giờ. Cậu chỉ rời khỏi công ty vào lúc sát giờ chuyến tàu cuối cùng và nhiều hôm bị lỡ tàu, cậu ở lại công ty và ngủ ngay trên bàn làm việc.
Có những hôm cậu thức trắng đêm và làm việc tới 37 tiếng liên tục. Sự ra đi ở tuổi 27 của Naoya khiến mẹ cậu không gượng dậy nổi suốt một thời gian dài.
Hồi Giáng sinh năm 2015, Matsuri Takahashi, nhân viên của công ty quảng cáo lớn Dentsu của Nhật Bản đă tự sát v́ trầm cảm sau khi làm ngoài giờ tới 105 tiếng. Việc nữ nhân viên nhảy lầu tự sát từ một kư túc xá của công ty để lại nhiều lời than trách của cộng đồng trên mạng xă hội về số giờ làm việc không ngừng nghỉ và sự khủng bố bằng lời nói của cấp trên cô Takahashi.
Và những cải cách
Thói quen làm việc quá nhiều giờ của người Nhật đă xuất hiện từ lâu. Từ những năm 1960 người ta đă ghi nhận hiện tượng này, sau đó t́nh h́nh được cải thiện. Những năm gần đây hội chứng chết v́ làm việc quá sức dường như đă trở lại gây nhiều chỉ trích.
Trong báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật công bố ngày 6/10, Nhật Bản có 191 cái chết được chính thức xác nhận liên quan tới t́nh trạng làm việc quá sức trong năm 2016. Song, những người vận động cho rằng con số thật c̣n cao hơn rất nhiều.
Có nhiều lư do khiến thanh niên Nhật Bản làm việc đến chết. T́nh trạng thiếu nhân công v́ tốc độ lăo hóa của dân số nước này khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản buộc tăng giờ làm thêm với nhân viên.
Một lư do khác bắt nguồn từ chính người lao động. Theo thành viên nhóm vận động làm việc đủ giờ Posse Makoto Iwahashi, nguyên nhân ngày càng nhiều thanh niên Nhật làm việc đến chết là bởi nhân lực trẻ ở quốc gia này nghĩ làm thêm giờ là cách duy nhất để giữ việc, cũng như chứng tỏ giá trị bản thân tại cơ quan.
Ở Nhật Bản, hiện nhiều doanh nghiệp thích tuyển nhân công trẻ và "giữ chân" họ lâu dài hơn là thuê ngắn hạn. Và để được giữ lại làm việc lâu dài, nhân viên phải tích cực làm thêm giờ, thuyết phục công ty rằng họ xứng đáng được ở lại.
Theo một cuộc khảo sát được công bố năm 2016, gần 1/4 các công ty Nhật Bản có nhân viên làm thêm hơn 80 giờ/tháng. Điều này có thể gây ra những đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Đứng trước thực trạng này, Nhật Bản đă ban hành nhiều chính sách để cắt giảm giờ làm cho người lao động.
Công ty quảng cáo Dentsu mới đây bị một ṭa án ở Tokyo phạt 500.000 yên (khoảng 4.400 USD) v́ buộc nhân viên làm thêm giờ vượt quá giới hạn của pháp luật. Công ty này bị đưa vào tầm ngắm sau sự việc nữ nhân viên Matsuri Takahashi tự sát ở tuổi 24.
Yêu cầu bồi thường cho các vụ karoshi ở nước này cũng lên đến mức cao kỷ lục là 1.456 yêu cầu trong năm tính đến cuối tháng 3/2015, theo số liệu bộ Lao động Nhật Bản.
Nhật Bản mới đây đă thông qua một kế hoạch hành động về việc cải cách cách thức làm việc, trong đó bao gồm giới hạn về giờ làm thêm, tăng lương cho các nhân viên bán thời gian và hợp đồng. Theo đó, số giờ làm thêm mỗi tháng chỉ từ 45-60 giờ.
Dù nhiều doanh nghiệp hứa hẹn sẽ cải cách nhưng một số lao động Nhật Bản vẫn tỏ ra nghi ngờ khi mà t́nh trạng thiếu nhân công vẫn đang tiếp diễn.
|