Vietbf.com - Hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao những 7 con đập này lại khác thường với những con đập mà mọi người từng biết đến, vì những con đập dưới đây được xây dựng không chỉ cung cấp nhu cầu về năng lượng, mà lại nó không giống như con đập bình thường khác, vả lại phía sau chúng là cả một câu chuyện.
1. Đập Tam Hiệp
Vị trí: Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Đập Tam Hiệp, Trung Quốc không chỉ là đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn là nơi cung cấp nguồn điện năng lớn nhất thế giới. Việc xây dựng đập đã từng bị tắc nghẽn khi kế hoạch đã được lên từ năm 1932, nhưng đã bắt đầu lại vào cuối năm 1994, và mãi tới năm 2011 nó mới được hoàn thành.
Tuy to lớn, nhưng tuổi thọ của công trình này chỉ là 70 năm, và khiến 1.24 triệu người dân phải di dời.
2. Đập Itaipu
Vị trí: biên giới giữa Brazil và Paraguay-kênh đào Parana
Đập Itaipu là kết quả quan hệ đối tác giữa Brazil và Paraguay. Công trình đã tạo ra hơn 90,000 gigawatt điện /giờ vào năm 2000, lập kỷ lục thế giới về công trình thủy điện thời điểm đó. Đặc biệt nó có chiều cao hơn 196 mét tương đương với 65 tầng.
Ngoài ra, đập được xây dựng với lượng thép đủ để xây thêm 380 Tháp Eiffel của Pháp, cùng với 12.3 triệu m3 bê tông.
3. Đập Grand Coulee:
Vị trí: Grand Coulee, Washington-sông Columbia
Grand Coulee của tiểu bang Washington là con đập ớn nhất ở Mỹ.
Công trình có kích thước 1.600 m dài và 503 m rộng, đủ lớn để chứa tất cả các kim tự tháp của Giza. Với chiều cao 115 mét, đập này cao gấp hai lần Thác Niagara, Bắc Mỹ.
4. Đập Sayano-Shushenskay của Nga
Vị trí: Khakassia, Nga-sông Yenisei
Đập Sayano-Shushenskay của Nga có khả năng chống chịu được trận động đất mạnh 8,0 độ richter, lập kỷ lục thế giới về độ chắc chắn. Tuy nhiên, một tai nạn nổ tuabin ở đây đã làm 75 người chết và 40 tấn dầu tràn vào sông.
5. Đập Robert-Bourassa
Vị trí: Quebec, Canada-sông La Grande
Đập Robert-Bourassa nằm cách bề mặt sông 140m, làm cho nó trở thành nhà máy ngầm lớn nhất thế giới. Khu vực trung tâm của đập là một "cầu thang khổng lồ" có một không hai trên thế giới, mỗi bước thang có kích thước bằng hai sân bóng đá để quét nước xuống.
6. Đập cát
Vị trí: Kenya
Kể từ năm 1995, Kenya đã xây dựng hơn 500 đập cát, có chiều dài khoảng 50m và cao từ 2 đến 4m. Không giống như những đập lớn, thường được sử dụng cho thủy điện, các công trình nhỏ này được thiết kế để chứa nước trong mùa mưa, sau đó phục vụ cộng đồng dân cư mùa khô hạn.
7. Đập gỗ
Vị trí: Nhật Bản
Để hạn chế khí thải các-bon từ việc xây dựng đập thép và bê tông, tỉnh Akita miền bắc Nhật Bản đã triển khai dự án xây dựng đập có quy mô nhỏ từ nguồn cung gỗ tuyết tùng dồi dào của đất nước này. Các đập dùng chủ yếu để giảm thiểu các ảnh hưởng của sạt lở đất và dòng chảy bùn ở vùng núi.