Vào tháng 10/2019, "siêu sân bay' của Bắc Kinh sẽ đi vào hoạt động. Hiện siêu sân bay này đang được xây dựng với kinh phí gần 12 tỷ USD tại thủ đô Bắc Kinh. Dự kiến sân bay này sẽ phục vụ khoảng 45 triệu khách mỗi năm.
Dự án “siêu sân bay” quốc tế ở Bắc Kinh đang được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những trung tâm vận tải lớn nhất thế giới.
Phía đại diện đă công bố cấu trúc chính của dự án với 1,6 triệu m3 bê tông, 52,000 tấn thép, trải dài trên diện tích 47km2 bao gồm cả đường băng. Sân bay dự kiến phục vụ 45 triệu lượt khách mỗi năm, công suất tối đa lên tới 100 triệu khách, quy mô tương đương với sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta của Mỹ.
“Đây là ví dụ điển h́nh về năng lực sản xuất của Trung Quốc”, ông Zhu Wenxin, người đứng đầu dự án khẳng định.
Cách thủ đô Bắc Kinh chừng 67 km về phía nam, sân bay quốc tế nằm tại vị trí lân cận tỉnh Hà Bắc, nhưng nó sẽ trở thành khu phát triển riêng ḿnh. Công tŕnh được kỳ vọng giảm áp lực lên sân bay quốc tế hiện tại của Bắc Kinh – nơi nằm phía đông bắc thành phố. Hiện sân bay này dang có lượng khách lớn thứ 2 thế giới. Trước đó, một nhà ga mới trị giá 3,6 tỷ USD được mở tại đây trong năm 2008, trước thời điểm Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh.
Dự án sân bay mới của Bắc Kinh khởi công từ năm 2014 với khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lên tới gần 12 tỷ USD. Dự kiến, sân bay này sẽ tiếp tục hoạt động các chuyến bay quốc tế, mặc dù một sân bay nội địa thứ 3 có quy mô nhỏ hơn, nằm ở phía nam thành phố sẽ đóng cửa trong những năm tới. Hai trong số 3 hăng hàng không lớn của Trung Quốc, bao gồm China Eastern Airlines Corp và China Southern Airlines Co sẽ chuyển tới sân bay mới khi công tŕnh hoàn thành, chiếm khoảng 4/5 tổng số lưu lượng vận chuyển.
Sân bay mới sẽ kết nối với Bắc Kinh bằng tàu cao tốc với vận tốc tối đa 350 km/h cũng như hệ thống tàu điện liên thành phố và đường cao tốc chính. Một kỹ sư đang thi công tại công trường ví sân bay mới “giống một bông hoa khổng lồ, nhưng làm bằng thép”.
Theo ông Zhu, người đứng đầu dự án cho biết, thiết kế ban đầu do công ty điều kiển sân bay Aeroports de Paris thực hiện, nhưng qua quá tŕnh cải tiến khiến bản thiết kế cuối cùng “hoàn toàn nội địa”.
Hiện Trung Quốc đang cố nâng cao vị thế là một trong tâm hàng không và là nhà sản xuất lớn mạnh trong những năm gần đây. Chiếc máy bay chở khách nội địa đầu tiên của quốc gia này – C919 đă cất cánh chuyến bay đầu tiên vào tháng 5 vừa qua, bám sát vào thị trường trị giá hàng tỷ đô vốn được cho là “sân chơi” quen thuộc do Boeing và Airbus chi phối.
Therealtz © VietBF