Ở Việt Nam, do tư tưởng Phật giáo nên chưa có nhiều người hiến xác xcho khoa học. Đất nước Mỹ rất văn minh, nhiều người đă tự nguyện hiến xác sau khi chết. Nhưng sự thật như thế nào?
Hiến xác v́ khoa học hoặc v́ không có tiền làm tang, nhiều người Mỹ không ngờ các bộ phận của ḿnh lại trở thành món hàng để mua bán và cho thuê.
Mỗi năm, hàng ngh́n người Mỹ hiến tạng với niềm tin sẽ đóng góp cho khoa học. Thế nhưng, nhiều trường hợp vô t́nh trở thành món hàng của một thị trường tự do không kiểm soát.
Harold Dillard làm công việc lát sàn bồn tắm và nhà bếp ở Albuquerque, New Mexico (Mỹ). Lễ tạ ơn năm 2009, ông được chẩn đoán ung thư.
“Ông ấy mới 56 tuổi, trẻ trung và hoạt bát, khỏe mạnh. Bỗng một đêm, mọi thứ thay đổi”, Farrah Fasold, con gái Harold chia sẻ với Reuters.
Mong muốn đóng góp cho cộng đồng, Harold quyết định hiến thi thể. Nằm hấp hối trên giường bệnh, nam bệnh nhân được đại diện Công ty Bio Care tới thăm. Họ cam đoan thi thể ông sẽ được hiến tặng cho khoa học để đào tạo các nhà phẫu thuật đồng thời sẽ lo liệu hỏa táng phần c̣n lại.
Nghe lời hứa hẹn, Farrah có ấn tượng tốt với Công ty Bio Care song cô nhanh chóng thay đổi. Nhiều tuần trễ với lịch hẹn, Farrah mới nhận được tro cốt cha song cô nghi ngờ đó chỉ là cát. Kết quả, người con gái đă đúng.
Tháng 4/2010, Farrah được chính quyền địa phương thông báo đầu của ông Harold nằm trong số bộ phận người được phát hiện ở ḷ đốt y tế. Lúc này, cô mới bàng hoàng nhận ra Bio Care thực chất là một công ty môi giới buôn bán thi thể.
“Tôi hoàn toàn hoảng loạn”, Farrah nói. “Họ chưa bao giờ nói đến việc buôn bán bộ phận cơ thể. Đây tuyệt đối không phải điều cha tôi muốn”.
Farrah bên ảnh chụp với bố. Ảnh: Reuters.
Tại nhà kho của Bio Care, đội ngũ điều tra t́m thấy ít nhất 127 bộ phận thuộc về 45 người. Tất cả dường như bị chia cắt bởi các dụng cụ như cưa xích.
Được gọi là công ty môi giới thi thể, những doanh nghiệp như Bio Care hoạt động bằng cách thu mua xác chết, phân chia rồi bán lại cho các nhà nghiên cứu y tế, tổ chức đào tạo hoặc cá nhân khác.
Môi giới thi thể khác với cấy ghép nội tạng. Tại Mỹ, chính phủ quản lư chặt chẽ ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng và mô. Điều đó có nghĩa buôn bán tim, thận hay dây chằng để cấy ghép là bất hợp pháp. Thế nhưng, chẳng điều luật nào cấm mua bán xác người phục vụ nghiên cứu, giáo dục. Hầu như tất cả mọi người bất kể tŕnh độ chuyên môn đều có thể mổ xẻ và buôn bán bộ phận cơ thể người. Phóng viên Reutersthậm chí dễ dàng đặt một xương sống và hai đầu người chỉ sau vài mẩu email trao đổi.
“Chúng ta đang gặp phải t́nh trạng tương tự những vụ cướp mộ cách đây hàng trăm năm”, bà Angela McArthur chỉ đạo chương tŕnh hiến xác của Đại học Y Minnesota (Mỹ) bức xúc. “Những ǵ họ đang làm là hưởng lợi từ cơ thể con người”.
Các công ty môi giới thi thể kinh doanh bằng việc tiếp cận nguồn hiến tặng miễn phí, chủ yếu đến từ tầng lớp nghèo khổ. Đổi lại, họ sẽ hỏa táng miễn phí phần c̣n lại của người chết. Cách làm này giúp các công ty môi giới thi thể dễ dàng đánh vào điểm yếu của những gia đ́nh nghèo khổ đă tiêu hết tiền tiết kiệm để điều trị và không c̣n khả năng tổ chức một đám tang truyền thống.
Không cần đăng kư với nhà nước, các công ty môi giới thi thể có thể hoạt động giấu tên và lặng lẽ giao dịch. “Có cả một thị trường mua bán thi thể tự do sôi động song chúng ta biết rất ít về nó”, Ray Madoff, giáo sư luật từ Đại học Boston cho biết.
Phần lớn công ty môi giới thi thể dùng ngôn từ đặc biệt để nói về bản thân. Họ gọi bộ phận người là “mô” và rất ghét cụm từ “môi giới thi thể”. Họ muốn được biết đến với cái tên “ngân hàng mô không cấy ghép” hơn. Một số c̣n nhấn mạnh ḿnh không “bán” bộ phận cơ thể mà chỉ tính “phí” dịch vụ.
Qua phỏng vấn và điều tra, truyền thông Mỹ xác định năm năm qua, 34 công ty môi giới thi thể hoạt động tại nước này. Chỉ trong ba năm, số tiền lăi của một doanh nghiệp mua bán xác người lên tới 12,5 triệu USD.
Quy mô của thị trường buôn bán thi thể và bộ phận người vẫn c̣n là một dấu hỏi. Tuy nhiên, dữ liệu từ các bang New York, Virginia, Oklahoma và Florida cho thấy từ năm 2011 đến 2015, các nhà môi giới tư nhân thu về ít nhất 50.000 thi thể và phân phối hơn 182.000 bộ phận. Năm 2013, gói hàng gồm 27 phần vai được gửi tới hội thảo chỉnh h́nh ở Florida. Năm 2015, năm cánh tay được chuyển đến cuộc họp về hội chứng ống cổ tay tại Virginia.
Cũng như mọi mặt hàng khác, giá cả bộ phận người dao động tùy theo thị trường. Nh́n chung, các công ty môi giới bán thi thể với giá 3.000-5.000 USD, đôi khi lên tới 10.000 USD. Tuy nhiên, thông thường họ sẽ chia thi thể ra thành sáu phần nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tài liệu nội bộ từ bảy công ty môi giới tiết lộ phần thân trên kèm chân có giá 3.575 USD, đầu giá 500 USD, chân giá 350 USD c̣n cột sống giá 300 USD.
Nhờ dịch vụ mua bán thi thể, công ty môi giới trở nên thân thiết với nhà tang lễ. Để đôi bên cùng có lợi, nhà tang lễ sẽ giúp công ty môi giới tiếp cận với nhà hiến tặng tiềm năng rồi nhận khoản tiền từ 300 đến 1.430 USD. Đôi lúc, nhà tang lễ chủ động khuyến khích các gia đ́nh hiến xác hoặc bỏ tiền đầu tư để tự tiến hành dịch vụ môi giới.
Rất ít luật lệ quy định về phân chia hay sử dụng thi thể. Một khi đă hiến tặng, bộ phận người dễ dàng bị mua, bán và cho thuê nhiều lần. Không thể biết thi thể sẽ trở thành thứ ǵ hay được xử lư như thế nào.
Dựa trên báo cáo từ ṭa án, cảnh sát, nhà băng cùng hồ sơ môi giới, Reuters xác nhận hàng loạt trường hợp thi thể bị lạm dụng trái ư thân nhân, nhà tài trợ hiểu lầm về cách thức sử dụng thi thể, thi thể bị chia cắt bằng cưa thay v́ dụng cụ y tế, bộ phận bị bảo quản kém dẫn tới phân hủy hoặc bị vứt trong những ḷ đốt chất thải.
Tháng 12/2016, 20 thi thể hiến tặng qua công ty môi giới Arizona bị phát hiện chuyển tới quân đội nhằm thử nghiệm vũ khí. Khi khác, công ty Arthur Rathburn đem tới các bộ phận bị nhiễm virus viêm gan và HIV cho các bác sĩ thực hành. Một công ty môi giới làm ăn thua lỗ th́ liệt kê thi thể người như một thứ tài sản. Xương sống, đầu cùng các bộ phận khác bị ngân hàng định giá 160.900 USD.
Muốn chấm dứt t́nh trạng trên, một ủy ban y tế từng kêu gọi chính phủ Mỹ điều chỉnh ngành công nghiệp mua bán thi thể nhưng bất thành. Từ đó đến nay, mỗi năm, hàng ngh́n thi thể bị lạm dụng hoặc gây hại khắp nước Mỹ.
Trở lại câu chuyện Harold, các công tố viên khởi tố chủ sở hữu Bio Care là Paul Montano song cuối cùng phải rút lại bởi không thể chứng minh ông ta phạm tội. Không luật nào ở New Mexico quy định về việc xử lư các cơ quan hiến tặng hay bảo vệ thân nhân người hiến xác.
Giờ đây, giới chức đă thu hồi các phần cơ thể của ông Harold và đưa đi hỏa táng. Thế nhưng, Farrah không thể nguôi giận. Thất vọng v́ pháp luật không bảo vệ những người như cha con cô, Farrah trải ḷng: “Thật u tối và độc ác”.