Vietbf.com - Thông báo trên được đưa ra sau khi cơ quan lập pháp Catalonia bỏ phiếu nhất trí độc lập khỏi Tây Ban Nha. Nghị quyết tuyên bố "lập ra nước Cộng ḥa độc lập có chủ quyền" của Catalonia nhận được 70 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 2 phiếu trắng.
Người dân Catalonia thức giấc vào cuối tuần với thực tế bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ Tây Ban Nha, khi Madrid kiên quyết đối phó với nỗ lực ly khai của vùng này.
Trong một loạt động thái không nhân nhượng, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đă sử dụng Điều 155 của hiến pháp để giải tán cơ quan lập pháp Catalonia, phế truất chính quyền vùng tự trị này, kêu gọi tổ chức bầu cử sớm tại khu vực vào ngày 21/12 để sớm “lập lại b́nh thường”. Trong thời gian đó, hoạt động của vùng Catalonia do chính phủ trực tiếp điều hành, dưới sự giám sát của Phó thủ tướng Soraya Saenz de Santamaria.
Dân Catalonia ăn mừng sau khi quốc hội thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập. Ảnh: AFP.
Trước sự bất ổn leo thang, giới quan sát đang theo dơi phản ứng tiếp theo của những người dân Catalonia. Liệu nhóm cổ vũ ly khai trong chính quyền có sẵn sàng rút lui, trong khi người dân ủng hộ độc lập đă có kế hoạch “biểu t́nh ôn hoà” phản đối sự tiếm quyền của chính quyền Madrid?
Tương lai hỗn loạn
Trước đó, vào ngày 27/10, hàng ngh́n người ở Barcelona và các thành phố khác tại Catalonia đă vỡ oà và đổ ra đường ăn mừng việc cơ quan lập pháp thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập. Người dân hô vang “Độc lập” khi kết quả bỏ phiếu được thông báo.
Các nghị sĩ ủng hộ ly khai vỗ tay hân hoan, ôm chầm lấy nhau. Tỷ lệ bỏ phiếu ở quốc hội là 70 thuận, 10 chống, 2 phiếu trắng.
Tuy nhiên, đến 53 nghị sĩ khác tuyên bố không tham gia cuộc bỏ phiếu để phản kháng phong trào ly khai.
Nhiều người dân cũng không tỏ ra vui mừng cực độ. Thay vào đó là sự lo lắng về tương lai. “Họ (các nghị sĩ) đă không quan tâm tới những người dân c̣n lại, mà đó mới là phần chiếm đa số”, Josep Reina, một nhân viên bán hàng 34 tuổi, nói.
Việc chính quyền Madrid chiếm quyền kiểm soát trực tiếp ở Catalonia chắc chắn gây nên sự giận dữ lớn trong 7,5 triệu dân ở vùng tự trị này. Trước đây, họ đă được giao quyền tự chủ đáng kể, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế, giao thông và an ninh cộng đồng.
Đây cũng là lần đầu tiên chính phủ trung ương phải “trấn áp” vùng tự trị này kể từ sau giai đoạn cai trị áp bức của nhà độc tài Francisco Franco (1939 - 1975).
Trên thực tế, việc sử dụng Điều 155 chưa từng có tiền lệ nên không ai biết nó sẽ dẫn tới những kết quả ǵ. Tuy nhiên, Thủ tướng Rajoy đă có bài học nên ông có thể sẽ không để tái diễn việc cảnh sát sử dụng vũ lực với người dân.
Những người ủng hộ độc lập ở Catalonia cảnh báo họ sẽ chống đối đến cùng các biện pháp tạm thời mà Madrid áp đặt, dựa trên Điều 155 của hiến pháp.
“Chúng tôi sẽ không đầu hàng trước sự chuyên chế của (thủ tướng) Rajoy, cũng như điều 155 ǵ đấy”, đảng CUP, một đồng minh của Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont, viết trên Twitter.
Phó thủ tướng Tây Ban Nha Samantaria tạm thời là người điều hành trực tiếp Catalonia cho đến sau khi vùng này tổ chức bầu cử. Ảnh: BBC.
Cuộc chiến thiếu chuẩn bị của Catalonia
Các hoạt động phản kháng Madrid đang được lên kế hoạch, như xuống đường biểu t́nh và đ́nh công. Trên thực tế, việc này đă diễn ra từ ngày 1/10 khi chính quyền trung ương điều lực lượng cảnh sát để ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ư về độc lập mà Madrid cho là “bất hợp pháp”.
Federico Santi, chuyên gia phân tích chính trị tại tập đoàn tư vấn Eurasia, cảnh báo trong thời gian tới “sẽ có những vụ đụng độ nghiêm trọng giữa cảnh sát quốc gia và phong trào độc lập ở Catalonia”.
Chính quyền Catalonia cũng đă tỏ ư không lùi bước. Phát biểu sau khi quốc hội thông qua nghị quyết độc lập, Thủ hiến Puigdemont thúc giục người dân “hăy duy tŕ khí thế này” một cách hoà b́nh.
Jordi Sellas, cựu quan chức phụ trách các dự án văn hoá trong chính quyền Catalonia, tin rằng: “Người dân của tôi sẽ không tham chiến. Không ai đáng phải chết v́ chuyện này”. Ông khẳng định Catalonia là một vùng mạnh về thương mại, chứ không phải là đấu tranh.
Theo Bloomberg, một viễn cảnh nữa mà những người trong phong trào ly khai ở Catalonia dường như cố t́nh ngó lơ: Sự độc lập của một nước không chỉ qua lời tuyên bố, mà c̣n cần quốc tế công nhận. Phần đông những người ở Barcelona không muốn sống trong một quốc gia không được thừa nhận.
Trong cuộc đối đầu giữa Madrid và Catalonia, chính phủ Tây Ban Nha nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ các đồng minh châu Âu và Mỹ. Các lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) vô cùng lo lắng trước làn sóng chủ nghĩa dân tộc và ly khai, đặc biệt từ sau khi nước Anh quyết định rời khỏi nước này vào năm ngoái.
“Chưa nước nào ở EU đă thảo luận về tương lai của một quốc gia mới với 7,5 triệu dân số là công dân EU”, Sellas nói.