Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc là cơ quan ông Tập dùng làm 'vũ khí' gây ảnh hưởng ở nước ngoài. Cơ quan này có nhiệm vụ gia tăng quyền lực mềm của Trung cộng trên toàn cầu. Bà Tôn Xuân Lan là người đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc.
Tôn Xuân Lan. Ảnh: Reuters.
Bên cạnh khu tổ hợp trụ sở của các lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc là một khu nhà không đề tên. Thông tin duy nhất được ghi trên tấm biển ngoài cổng là địa chỉ 135 đường Phủ Hữu. Đây là văn pḥng của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương - trụ sở chính để thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc ở toàn cầu. Cơ quan được dẫn dắt bởi bà Tôn Xuân Lan, người phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính trị Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh coi thúc đẩy vị thế của nước ḿnh trên trường quốc tế là một trong những mục tiêu cao nhất. Ṭa nhà trải dài khoảng 200 m cho thấy quy mô tham vọng của Trung Quốc. Tài liệu chỉ đạo của Mặt trận Thống nhất được FT thu được có đoạn viết: "Mặt trận thống nhất là vũ khí thần thông có thể giúp chúng ta loại bỏ 10.000 vấn đề để giành chiến thắng".
Mục tiêu của cơ quan này là cố gắng "đoàn kết tất cả các lực lượng có thể thống nhất" được trên khắp thế giới nhưng cũng xây dựng "trường thành sắt" chống lại "lực lượng thù địch ở nước ngoài" muốn phân chia lănh thổ Trung Quốc hoặc cản trở sự phát triển của nước này.
Mặt trận Thống Nhất đă bỏ ra nhiều nỗ lực để lấy ḷng Hoa Kiều. Gần như tất cả sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài đều bao gồm các nhân viên được giao đảm đương nhiệm vụ của Mặt trận Thống nhất.
Mặc dù hơn 80% trong khoảng 60 triệu người Trung Quốc ở nước ngoài đă nhập tịch tại 180 nước chủ nhà, họ vẫn được Bắc Kinh chú trọng. "Sự thống nhất của Trung Quốc ở trong nước đ̣i hỏi sự thống nhất của những người con Trung Quốc ở nước ngoài", tài liệu của Mặt trận Thống nhất có đoạn viết.
Tài liệu liệt kê một số cách để Mặt trận Thống nhất giành được sự ủng hộ từ Hoa kiều. Một số cách đánh vào mặt t́nh cảm, nhấn mạnh mối quan hệ máu thịt với quê hương. Những cách khác nhắm vào ư thức hệ, kêu gọi họ tham gia vào mục tiêu "phục hưng dân tộc Trung Hoa". Nhưng đa phần là biện pháp về mặt vật chất như cung cấp tài chính hoặc các nguồn lực khác cho các nhóm và cá nhân Trung Quốc ở nước ngoài được coi là có giá trị đối với Bắc Kinh.
Một học giả người Hoa ở Anh đă tham dự một số sự kiện của Mặt trận Thống nhất. Ông mô tả ông được mời đến các bữa tiệc để chào mừng các ngày lễ quan trọng của Trung Quốc.
Các bài phát biểu trong sự kiện thể hiện tinh thần yêu nước khi các sinh viên xuất sắc, đặc biệt là các nhà khoa học, hứa trở lại Trung Quốc. Đổi lại, họ sẽ được nhận các khoản trợ cấp được tài trợ bởi một số tổ chức con của Mặt trận Thống nhất như Quỹ Hỗ trợ Học giả Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài.
Tuy nhiên, những lợi ích này cũng đi kèm nghĩa vụ. Tại Australia, Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA) hoạt động để phục vụ mục đích chính trị của sứ quán Trung Quốc, theo Alex Joske và Wu Lebao, sinh viên của Đại học Quốc gia Australia. Chẳng hạn, khi Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường thăm Canberra trong năm nay, CSSA đă đưa hàng trăm sinh viên Trung Quốc đến để đối trọng với người biểu t́nh chống Trung Quốc trên đường phố, Joske và Wu cho biết.
Rơ ràng, không phải tất cả sinh viên ở Australia hay bất cứ nơi nào khác ở phương Tây đều tự coi ḿnh là những đại diện để thúc đẩy quyền lực mềm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Australia đă nhấn mạnh rằng sự ủng hộ dành cho Bắc Kinh đang gia tăng.
Feng Chongyi, giáo sư tại trường Đại học Công nghệ Sydney, cho biết ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các hiệp hội cộng đồng gốc Hoa ở Australia đă tăng lên đáng kể từ cuối những năm 1990. "Đánh giá của tôi là họ kiểm soát gần như tất cả các hiệp hội cộng đồng và phần lớn truyền thông Hoa ngữ ở đây, giờ họ đang bước vào lĩnh vực đại học", giáo sư Feng nói.
Ngoài các hoạt động ở cấp cơ sở như vậy, Trung Quốc c̣n được cho là cố gắng gây ảnh hưởng chính trị ở phương Tây. Tài liệu chỉ đạo của Mặt trận Thống nhất nhấn mạnh sự thành công của các ứng viên gốc Hoa ở nước ngoài trong các cuộc bầu cử ở Toronto, Canada. "Chúng ta nên hướng tới việc làm việc với những cá nhân và nhóm ở cấp cao", tài liệu có đoạn viết.
Tuy nhiên, việc t́m kiếm ảnh hưởng chính trị có thể gặp những rắc rối. Cơ quan t́nh báo quốc gia New Zealand đă điều tra một nghị sĩ gốc Hoa là Dương Kiện, về mối quan hệ kéo dài 15 năm của ông với các trường đại học quân sự hàng đầu của Trung Quốc.
Theo FT, ông Dương đă hoạt động cho Mặt trận Thống nhất từ năm 1994 và dành 10 năm học tập và giảng dạy tại các cơ sở ưu tú bao gồm học viện ngôn ngữ học hàng đầu của Trung Quốc cho các sĩ quan t́nh báo quân đội. Năm 2014 - 2016, ông làm việc trong ủy ban tuyển chọn của chính phủ New Zealand về ngoại giao, quốc pḥng và thương mại.
Anne-Marie Brady, giáo sư tại Đại học Canterbury của New Zealand, cho biết ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng của Trung Quốc cần được xem xét nghiêm túc. Canberra đang có kế hoạch đưa ra luật chống các hoạt động can thiệp từ nước ngoài. Brady cũng kêu gọi chính quyền New Zealand mở một ủy ban điều tra việc vận động hành lang chính trị của Trung Quốc.
Năm 2010, giám đốc cơ quan t́nh báo quốc gia Canada cảnh báo rằng một số quan chức chính quyền địa phương ở Canada và nhân viên chính phủ là "đại diện gây ảnh hưởng" cho nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Trong những tháng gần đây, Australia nói rằng họ quan ngại về các hoạt động t́nh báo của Trung Quốc và các chiến dịch bí mật gây ảnh hưởng đến chính trị của nước này.
"Ngay từ đầu, chính quyền Trung Quốc đă nói về văn hoá, như kinh kịch hay xiếc như một h́nh thức truyền bá quyền lực mềm", Li Xiguang, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Quốc tế của Đại học Thanh Hoa, nói.
"Khi Tập Cận B́nh lên nắm quyền, ông ấy hoàn toàn khác với các nhà lănh đạo trước. Ông nói Trung Quốc nên có đầy đủ sự tự tin trong văn hoá, con đường phát triển, hệ thống chính trị và lư thuyết".