Nhiều người nghe đến nơi này đă muốn xách túi lên để đi t́m kim cương. Vùng biển Đại Tây Dương là nơi sở hữu nhiều kim cương của thế giới nhất. Những viên kim cương ở nơi đây vô cùng sáng và đẹp khiến bất ḱ ai nh́n vào cũng bị mê hoặc.
Vùng biển Đại Tây Dương được cho là nơi chôn giấu nhiều kim cương thượng hạng nhất.
Ít ai biết rằng, những viên kim cương thuộc hàng quư nhất thế giới lại đến từ đại dương. Từ thuở loài khủng long vẫn c̣n lang thang trên trái đất, những viên kim cương này đă nằm dưới đáy sông Cam phía nam châu Phi, bị cuốn theo ḍng chảy và có một hành tŕnh đầy chông gai đến Đại Tây Dương.
Theo thời gian di chuyển, chúng dần được đánh bóng, mài dũa, phá vỡ những ḥn đá gặp trên đường và chỉ c̣n sót lại những viên cứng cáp và sáng nhất. Chúng đổ bộ lên bờ biển Namibia, tạo nên mỏ kim cương trù phú nhất thế giới.
Vùng lănh hải của quốc gia này ước tính hiện có khoảng 80 triệu carat kim cương, và tập đoàn khai thác kim cương lớn nhất thế giới, De Beers đă âm thầm xây dựng cả một đội tàu ngoài khơi để tận dụng nguồn tài nguyên này.
De Beers - hăng khai thác kim cương lớn nhất thế giới đă nhanh chóng tận dụng nguồn lợi này
Trong khi đó, kim cương trên đất liền đang dần khan hiếm, và trong 20 năm tới, người ta vẫn chưa t́m thấy một nguồn khai thác nào khả quan. Các nhà phân tích cho rằng, các mỏ ở Canada và Australia có thể sẽ cạn kiệt trong 5 năm nữa, và Botswana, nơi đặt trụ sở của De Beers, cũng sẽ hoang phế vào năm 2030. Ngay cả với những nguồn cung cấp dồi dào như Nga và Namibia, lượng kim cương thô cũng sẽ giảm 2% mỗi năm cho đến năm 2030.
Sự sụt giảm đó thậm chí sẽ c̣n diễn ra nhanh hơn nếu không có sự phát hiện và khai thác kịp thời nguồn đá quư từ đại dương. Debmarine, đơn vị độc quyền của De Beers với chính phủ Namib cho biết, 60% kim cương Namibia địa phương hiện nay đến từ biển và dự đoán rằng, có thể sớm sẽ tăng lên 94%. Kể từ khi mỏ đại dương bắt đầu được khai thác cách đây 14 năm, 16 triệu carat kim cương đă được lấy trên biển và 62 triệu tấn được lấy trên đất liền Namibia.
Debmarine sử dụng năm con tàu được trang bị máy khoan hoặc "máy kéo" khổng lồ hút chất trầm tích từ đáy biển, thông qua các bộ lọc và tia X để tách đá quư ra khỏi tạp chất. Chiếc máy kéo này có thể khai thác được 630 tấn vật liệu mỗi giờ, cho khoảng 80 carat, một khối lượng dồi dào.
Rất nhiều tập đoàn khai thác bắt đầu theo bước Debmarine. Cụ thể, 26 giấy phép khai thác tài nguyên đáy biển đă được cấp cho các công ty đến từ các quốc gia khác nhau trong vùng biển quốc tế của Thái B́nh Dương.
Công ty mẹ của De Beers, Anglo American, sở hữu cổ phần ở Nautilus, sẽ theo dơi tiến tŕnh của những cuộc khai thác này. Tháng 10 năm 2016, công ty khai thác phốt phát đầu tiên cũng đă được chính phủ Namibian cấp phép hoạt động. Điều này ngày càng chứng tỏ vai tṛ của tài nguyên biển đối với con người. Liệu dưới đáy đại dương thăm thẳm kia c̣n chôn vùi những kho tàng nào chưa được khám phá?
VietBF © Sưu Tầm