Có rất nhiều người Triều Tiên đă được sống hạnh phúc ở vùng đất mới. Sau khi họ liều ḿnh vượt nguy hiểm để đào tẩu khỏi Triều Tiên, thoát khỏi chế độ độc tài. Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc mới đây cho biết......
Theo thống kê của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính từ đầu năm đến nay đă có khoảng 880 người Triều Tiên vượt biên thành công, nâng tổng số người đào tẩu khỏi quốc gia này lên hơn 31.000 trường hợp kể từ năm 1998.
Hơn 6 thập niên đă trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên nổ ra (1950 – 1953), B́nh Nhưỡng và Seoul ngoài việc chia cắt về địa lư th́ hố sâu về hệ tư tưởng giữa hai bên là vô cùng nghiêm trọng. Vậy lí do v́ sao hàng năm vẫn có hàng ngàn người Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là Hàn Quốc?
Sự chênh lệch quá lớn
Hăng tin Bloomberg đă so sánh để làm rơ sự chênh lệch về tŕnh độ phát triển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bằng những biểu đồ dưới đây.
Về dân số và tuổi thọ
Từ trái qua: biểu đồ so sánh giữa Hàn Quốc (màu đen) và Triều Tiên (màu đỏ) về dân số (triệu người); tuổi thọ dự kiến sau sinh (năm); tuổi trung b́nh của người dân hiện nay (năm); và tỷ lệ sinh trung b́nh (số lần sinh mỗi phụ nữ) – Nguồn: Bloomberg.
Về kinh tế
Từ trái qua: biểu đồ so sánh giữa Hàn Quốc (màu đen) và Triều Tiên (màu đỏ) về tổng sản thu nhập quốc gia (GNI – tỷ USD); GNI b́nh quân đầu người (USD); giá trị thương mại (tỷ USD); và số dân có hoạt động kinh tế (triệu người) – Nguồn: Bloomberg.
Khoảng cách kinh tế giữa hai miền Triều Tiên ngày nay lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Đông Đức và Tây Đức khi bức tường Berlin sụp đổ. Khoảng cách đó thậm chí sẽ c̣n rộng hơn nếu quốc tế siết chặt trừng phạt và t́nh trạng hạn hán ngày một thường xuyên hơn tại quốc gia này. Một báo cáo của Văn pḥng Ngân sách thuộc Quốc hội Mỹ vào năm 2015 ước tính rằng phải cần tới 2.800 tỷ USD để giúp đưa GDP của Triều Tiên lên mức bằng 2/3 GDP của Hàn Quốc.
Về cơ sở hạ tầng
Từ trái qua: biểu đồ so sánh Hàn Quốc (màu đen) và Triều Tiên (màu đỏ) về tổng chiều dài đường bộ (km); sản lượng xe cơ giới (chiếc); tổng chiều dài đường sắt ngầm (km); và tổng tải trọng tàu biển (triệu tấn) – Nguồn: Bloomberg.
Quân sự
Từ trái qua: biểu đồ so sánh giữa Hàn Quốc (màu đen) và Triều Tiên (màu đỏ) về ngân sách quân sự hàng năm (tỷ USD); tổng số xe tăng, tàu chiến và máy bay (chiếc); số binh sỹ; và số vụ thử vũ khí hạt nhân (vụ) – Nguồn: Bloomberg.
Tại Triều Tiên, quân đội và vũ khí đóng một vai tṛ quan trọng. Chi phí cho chạy đua vũ trang của Triều Tiên chiếm khoảng 14 – 23% GDP của đất nước này, trong khi đó tại Hàn Quốc GDP chủ yếu đầu tư cho an sinh xă hội.
Kinh tế Triều Tiên: dấu chấm hỏi lớn
Cơ quan T́nh báo trung ương Mỹ (CIA) đánh giá Triều Tiên là một trong những quốc gia “ít cởi mở” nhất thế giới với rất nhiều “vấn đề măn tính về kinh tế”. Họ nhận xét ngành công nghiệp Triều Tiên bị bỏ bê đầu tư nhiều năm nay. “Chi phí quân sự lớn đă rút cạn tài nguyên cần thiết cho đầu tư và tiêu dùng. Sản lượng công nghiệp và năng lượng đ́nh trệ suốt nhiều năm qua. Mùa màng thất bát thường xuyên do thời tiết càng làm trầm trọng t́nh trạng thiếu lương thực, vốn đă xảy ra triền miên v́ các vấn đề có tính hệ thống”, cơ quan này nhận định.
CIA Factbook ước tính GDP theo ngang giá sức mua (PPP) của Triều Tiên vào khoảng 40 tỷ USD trong 3 năm 2012, 2013 và 2014. Khoảng 200 công ty niêm yết của Mỹ hiện c̣n có vốn hóa cao hơn. Trong khi đó, GDP danh nghĩa năm 2013 vào khoảng 28 tỷ USD, theo tỷ giá chính thức.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) thậm chí không đưa tên Triều Tiên vào danh sách theo dơi GDP, v́ không có số liệu. Cơ quan này chỉ xếp hạng thu nhập người dân Triều Tiên ở mức thấp.
Theo CIA Factbook, tốc độ tăng trưởng GDP ước tính năm 2014 của nước này là 1%. C̣n GDP b́nh quân theo PPP năm 2014 vào khoảng 1.800 USD, đứng thứ 211 thế giới. Trong khi đó, con số này của Hàn Quốc vào khoảng 37.900 USD năm 2016.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Triều Tiên năm 2013 vào khoảng 25,6%.
Từ năm 2006, Liên Hợp Quốc gia tăng việc áp đặt các lệnh trừng phạt v́ chương tŕnh hạt nhân gây tranh căi của nước này. Mỹ và các nước đồng minh từ nhiều năm nay cũng thắt chặt nguồn cung tiền của Chính phủ Triều Tiên, đồng thời cô lập họ khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu.
Quan hệ kinh tế với nhiều nước láng giềng cũng xuống cấp trầm trọng. “Nếu cả Trung Quốc và Malaysia quay lưng với Triều Tiên, nước này rất có thể sẽ quay về thời kỳ khủng hoảng thập niên 90”, Hazel Smith – Giám đốc Viện nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Central Lancashire (Anh) kết luận.
Theo Newsweek, nh́n chung, đa số người Triều Tiên đào tẩu v́ đói và nghèo. Báo cáo do Liên Hợp Quốc công bố hồi tháng 3 cho biết hơn 10 triệu người Triều Tiên đang sống trong t́nh trạng thiếu lương thực. Đây cũng là thông tin từng được những người Triều Tiên đào tẩu chia sẻ. Trong khi đó, NK News đưa tin rằng những người có việc làm ở Triều Tiên cũng chỉ kiếm được từ 1-2 USD/tháng.
Không c̣n tin tưởng vào chính quyền
Không chỉ dân chúng, nhiều người thuộc giới tinh hoa Triều Tiên “không c̣n ảo tưởng” vào chính quyền, theo những nhà quan sát Hàn Quốc.
Quan chức Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc có cấp cao nhất từ trước tới nay là phó đại sứ của B́nh Nhưỡng tại London, ông Thae Yong-ho. Ngày 1/10/2016, cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đă kêu gọi người Triều Tiên rời bỏ đất nước và hứa Seoul sẽ để mở con đường cho những người muốn kiếm t́m hy vọng và cuộc sống mới.
Năm 2015, một đại tá t́nh báo Triều Tiên bỏ trốn sang Hàn Quốc, Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc. Hàn Quốc từ chối cung cấp danh tính cụ thể của đại tá t́nh báo Triều Tiên v́ lư do an ninh, chỉ cho biết người này đào tẩu v́ “ông Kim Jong-un siết chặt chế độ chính trị”.
Binh sĩ Triều Tiên là đối tượng ít vượt biên nhất, nhưng không phải là không có. Quân đội là đối tượng bảo vệ hệ tư tưởng của một quốc gia, tuy nhiên trong năm nay đă có hai trường hợp vượt biên, trong đó một trường hợp đáng tiếc xảy ra vào ngày 13/11 vừa rồi.
Tháng 9/2016 và tháng 6/2015 đều ghi nhận hai trường hợp tương tự. Năm 2012, một binh sĩ Triều Tiên đă đi bộ qua hàng rào điện tử và qua mặt camera giám sát. Vụ việc khiến Seoul cách chức ba chỉ huy khu vực v́ buông lỏng an ninh.
Chưa dừng lại ở đó, Triều Tiên nổi tiếng là một đất nước với những luật lệ hà khắc, đặc biệt là lệnh “cấm Hàn”. Năm 2016, cảnh sát Nhật Bản đă bắt gặp một thanh niên khoảng 20 tuổi đang lang thang trên đường tại thành phố cảng Senzaki, tỉnh Yamaguchi. Người này khai với cảnh sát rằng anh ta đến từ thành phố Chongjin, thủ phủ tỉnh Hamgyong, Triều Tiên.
Nam thanh niên bỏ trốn sang thành phố cảng Senzaki bằng một chiếc thuyền gỗ băng qua biển Nhật Bản. Khi đến gần Senzaki, thanh niên Triều Tiên nhảy xuống biển, ôm một thùng nhựa và trôi dạt vào bờ tối 16/7/2016. Người đào tẩu khai bỏ trốn v́ bị cảnh sát Triều Tiên truy lùng do xem phim Hàn Quốc.
Cũng trong năm 2016, lần đầu tiên một vụ đào tẩu hàng loạt xảy ra khi 13 nhân viên Triều Tiên tại nhà hàng ở Ninh Ba, Trung Quốc trốn sang Hàn Quốc. Tháng 6, ba nhân viên nhà hàng Triều Tiên khác trốn sang Seoul. Hai nhóm nhân viên đào tẩu đều nói họ chịu áp lực kiếm ngoại tệ về cho chính phủ. Nhà hàng Triều Tiên tại nước ngoài là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng cho B́nh Nhưỡng. Theo ước tính của Hàn Quốc, hiện Triều Tiên có 130 nhà hàng hoạt động tại 12 nước, mang về mỗi năm 10 triệu USD.
Một cô gái trong nhóm nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc khóc khi kể với CNN câu chuyện các đồng nghiệp trốn sang Hàn Quốc. (Ảnh: CNN)