Cho tới lúc này mọi nỗ lực t́m kiếm chiếc tàu ngầm cùng 44 thủy thủ đoàn đă không mang lại 1 kết quả nào. Điều này cũng có nghĩa số phận của họ đă chính thức được định đoạt. C̣n về con tàu mất tích được các chuyên gia cho biết rằng rất có thể nó đă phát nổ. Tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina đă mất tích, không để lại bất cứ dấu vết nào kể từ ngày 15/11/2017 khi nó đang trên đường di chuyển từ cảng biển Ushuaia phía Nam tới thành phố duyên hải Mar del Plata.
Số phận của c̣n tàu này hiện vẫn c̣n là một điều bí ẩn, nhưng các chuyên gia tàu ngầm đă đặt ra một số giả thuyết để lư giải cho sự biến mất của nó.
Nguyên nhân nào khiến tàu ngầm phát nổ?
Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc một chiếc tàu ngầm phát nổ. Nó có thể bị nổ tung (do áp lực bên trong) hoặc nổ nén (do áp suất từ bên ngoài).
Một nguyên nhân được các chuyên gia đặt ra là có thể do khí Oxy bị nén quá chặt trong b́nh ắc quy – thiết bị luôn phải được bảo vệ nghiêm ngặt ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel.
Nguyên nhân khác có thể là do ngư lôi phát nổ. Đây đă từng là nguyên nhân gây nên các thảm họa tàu ngầm trong quá khứ.
Tuy nhiên, c̣n có một nguyên nhân nữa khá thuyết phục, lư giải cho hiện tượng một chiếc tàu ngầm phát nổ. Đó là việc con tàu, hoặc đă di chuyển vào, hoặc bị sụt xuống "độ sâu phá hủy" (crush depth).
ARA San Juan đă đi vào "độ sâu phá hủy"?
Độ sâu phá hủy là khi con tàu đi vào vùng nước sâu quá tiêu chuẩn, khiến áp suất nước đè lên thân tàu vượt sức chịu đựng cho phép, khiến nó phát nổ.
Trong kỹ thuật thiết kế tàu ngầm, tham số độ sâu thông thường được phân làm 3 mức: Độ sâu thử nghiệm (Test Depth); độ sâu hoạt động tối đa cho phép (Maximum Operating Depth) và độ sâu phá hủy (Crush Depth).
Khi hoạt động dưới ḷng biển, áp suất nước tác động lên thân tàu ngầm sẽ gia tăng theo tỷ lệ thuận với độ sâu. Càng xuống sâu th́ áp suất nước càng lớn. Do đó, sức chịu đựng của con tàu tới đâu tùy thuộc vào độ dày và cứng của thân tàu.
Cứ xuống sâu 10 m th́ áp suất lên thân tàu lại tăng lên 1 bar (14.7 psi, 100 kPa). V́ vậy, khi ở độ sâu 300 m th́ áp suất lên thân tàu là 30 bar (441 psi, 3.000 kPa).
Độ sâu phá hủy của hầu hết các tàu ngầm đều được giữ bí mật nhưng nó thường rơi vào khoảng độ sâu trên dưới 400 m.
Vị trí t́m kiếm tàu ngầm ARA San Juan vắt ngang ŕa thềm lục địa, là nơi độ sâu của đại dương thay đổi khác nhau, nhưng có thể sâu tới 3.000 m.Thuyền trưởng Hải quân đă nghỉ hưu James H Patton Jr cho biết, một tàu ngầm khi di chuyển tới độ sâu phá hủy sẽ phát ra âm thanh giống như một tiếng nổ rất lớn mà bất cứ thiết bị theo dơi âm thanh nào cũng có thể cảm nhận được.
Thông tin về vụ nổ có thể xảy ra với tàu ngầm ARA San Juan không đến từ các nhà chức trách Argentina. Nó được công bố ngày 23/11 bởi một tổ chức đặt trụ sở ở Vienna có nhiệm vụ chuyên giám sát và ngăn chặn các vụ thử hạt nhân trên thế giới.
Cơ quan này có tên gọi là Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Toàn diện (CTBTO) và một trong những nhiệm vụ của nó là rà quét các dấu hiệu nổ trên toàn cầu.
CTBTO sở hữu một hệ thống trạm quan trắc được trang bị các máy thu dưới nước và 2 trong số các trạm này đă phát hiện được tín hiệu bất thường gần chiếc tàu ngầm của Argentina mất tích.
Enrique Balbi, người phát ngôn của Hải quân Argentina nói rằng đây là một phát hiện rất quan trọng:
"Ở đây, chúng tôi đang nói về một sự kiện đơn nhất, ngắn, mạnh và phi hạt nhân, trùng khớp với một vụ nổ".
Khi thông tin trên được đưa ra, dường như cũng đồng nghĩa với việc những hy vọng t́m thấy tàu ngầm ARA San Juan cùng thủy thủ đoàn 44 người mất tích đă vụt tắt.
Thậm chí ngay cả khi giới chức Argentina thông tin sai về vụ nổ th́ tàu ngầm ARA San Juan cũng sẽ chỉ đủ Oxy dự trữ trong thời gian từ 7 – 10 ngày.
Trước khi thông tin được công cố, người thân và gia đ́nh các thủy thủ tàu ARA San Juan vẫn c̣n hy vọng về một phép mầu nào đó. Nhưng giờ đây, dường như họ đang buộc phải chấp nhận sự thật, dù không mong muốn nhưng lại đang hiện hữu rất gần.
|