Trung Quốc ngày càng tỏ rơ là một quốc gia mạnh cả về kinh tế đến quốc pḥng. Gần như hàng hóa của Trung Quốc có mặt tại hang cùng ngơ hẻm của cả thế giới. Về quân sự, họ cũng không kém cạnh.
Quan hệ Bắc Kinh và Doha được củng cố đáng kể, thỏa thuận chống khủng bố giữa hai nước mới đây vẫn đáng chú ư v́ Trung Quốc gần đây cũng mở rộng quan hệ an ninh với Saudi Arabia và UAE.
Trung Quốc vẫn đang mở rộng hợp tác chống khủng bố với Qatar. Ảnh: AFP/TTXVN
Tạp chí Diplomat gần đây có bài phân tích về Trung Quốc tăng cường quan hệ an ninh với Qatar của tác giả Samuel Ramani, nhà báo và cộng tác viên của tờ Washington Post và Huffington Post.
Trong bối cảnh quan hệ lạnh nhạt giữa Qatar và các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) khác, Trung Quốc vẫn mở rộng hợp tác chống khủng bố với Qatar.
Từ Hội nghị Interpol được tổ chức ở Bắc Kinh (26/9), hai nước đă thảo luận về hợp tác chống khủng bố. Sau đó, hai Bộ trưởng Công an đă kư kết thỏa thuận chính thức hóa các nỗ lực chung giữa Doha và Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc cấp tiền cho các tổ chức khủng bố, tăng cường hợp tác Qatar - Trung Quốc chống khủng bố ở khu vực Trung Đông và châu Á - Thái B́nh Dương.
Quyết định nâng cấp quan hệ đối tác về an ninh với Qatar trong giai đoạn bất ổn ở vùng Vịnh hiện nay là do 4 nhân tố chiến lược:
Thứ nhất, Trung Quốc coi Qatar là điểm đến hấp dẫn cho hàng xuất khẩu công nghệ quân sự, mặc dù Qatar chưa mua hệ thống tên lửa nào từ Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc tại Qatar công khai kêu gọi mở rộng quan hệ thương mại giữa Bắc Kinh và Doha. Do Trung Quốc là nước nhập khẩu chính sản phẩm khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Qatar nên Trung Quốc muốn cải thiện cán cân thương mại với Qatar thông qua việc mua bán kỹ thuật quân sự.
Việc Mỹ đang cố gắng giành vị trí đứng đầu của Qatar trong việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Trung Quốc có thể sẽ thuyết phục được Doha chấp nhận áp lực từ Trung Quốc và làm tăng thêm quan hệ quân sự song phương với hy vọng cạnh tranh với Mỹ.
Qatar có thể mua vũ khí “tàng h́nh” của Trung Quốc để cân bằng với việc Bắc Kinh triển khai sản xuất máy bay không người lái tại Saudi Arabia vào tháng 3/2017.
Trong khi nhiều nước chỉ trích việc Qatar chuyển vũ khí cho lực lượng Hồi giáo đối lập ở Libya và Syria, cách tiếp cận không can thiệp của Trung Quốc đối với việc buôn bán vũ khí khiến cho Bắc Kinh trở thành một đối tác an ninh hấp dẫn của Qatar trong thời kỳ bị cô lập kinh tế chưa từng có như hiện nay.
Thứ hai, Trung Quốc có sự tương đồng về các tiêu chuẩn với Qatar trong lĩnh vực an ninh. Qatar là nước Arập duy nhất muốn đàm phán với các phần tử Hồi giáo phi nhà nước mà không cần điều kiện tiên quyết nào. Trung Quốc tin rằng thúc đẩy đối thoại ngoại giao với tất cả các bên giúp giải quyết vấn đề an ninh quốc tế. Do đó, Trung Quốc coi Qatar là đối tác tiềm năng trong thế giới Arập.
Sự ḥa hợp về tiêu chí ngoại giao giữa Trung Quốc và Qatar thể hiện rơ nhất khi hai nước phản ứng trước khủng hoảng ở Palestine và Afghanistan.Từ khi nhóm Hamas tổ chức bầu cử ở dải Gaza năm 2006, Trung Quốc đă không coi nhóm này là tổ chức khủng bố mà có thể trở thành đại diện hợp pháp cho người dân Palestine.
Qatar cũng có lập trường tương tự với Trung Quốc. Điểm tương đồng trong lập trường giữa Qatar và Trung Quốc c̣n được thể hiện trong cách tiếp cận vấn đề Afghanistan. Những năm gần đây, Bắc Kinh đă nổi lên là nước ủng hộ lớn nhất đối với giải pháp ḥa giải chính trị giữa chính quyền Afghan và Taliban. Trung Quốc coi việc Taliban được mở văn pḥng ở Doha năm 2013 là một tiến triển tích cực.
Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc tin rằng tăng cường hợp tác chống khủng bố với Qatar sẽ khiến Doha ra tay ngăn chặn các đồng minh Hồi giáo của ḿnh, giảm thiểu sự đe dọa an ninh đối với khu vực Tân Cương. Mặc dù Qatar chưa được coi là có liên hệ trực tiếp với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương, nhưng Bắc Kinh vẫn thận trọng với sự liên hệ của Doha với các phong trào Hồi giáo ḍng Sunni ở Syria và Iraq.
Mặc dù Bắc Kinh đă từng bày tỏ quan ngại về mối liên hệ giữ Doha với các phong trào Hồi giáo trong “Mùa xuân Ảrập”, lập trường không can thiệp của Bắc Kinh đảm bảo rằng Trung Quốc có thể chấp nhận tiếp xúc với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở mức độ cao hơn so với các cường quốc khác.
Thứ tư, quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Qatar sẽ củng cố vai tṛ ḥa giải của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng đang leo thang ở GCC. Cam kết chính thức của Bắc Kinh ủng hộ sự đoàn kết trong khối GCC đă trở thành nguyên tắc trung tâm trong chiến lược Trung Đông của Bắc Kinh từ khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm Qatar năm 2012.
Mặc dù cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các quốc gia vùng Vịnh khó có thể giải quyết nhanh nhờ sự ḥa giải của Trung Quốc, nhưng quan hệ mật thiết giữa Bắc Kinh với Qatar, Saudi Arabia, Iran và Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE) có thể khiến cho cường quốc châu Á này thể hiện năng lực ḥa giải “nặng kư” ở khu vực nhiều nhạy cảm này.
Theo tác giả Ramani, mặc dù quan hệ kinh tế và an ninh của Trung Quốc với Qatar vẫn khiêm tốn hơn nhiều so với quan hệ Trung Quốc-Saudi Arabia, nên quyết định của Bắc Kinh tăng cường quan hệ với Doha có thể giải thích bởi những mong muốn kiềm chế các mối đe dọa và sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với khu vực này/
Căng thẳng dâng cao trong khối GCC sẽ thử thách nghiêm trọng lập trường trung lập của Trung Quốc, nhưng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cân bằng giữa Qatar và Saudi Arabia trong thời gian tới./.