Từ trước tới nay VN luôn được coi là 1 trong các quốc gia SX gạo lớn nhất trên TG. Thế nhưng 1 thực tế là những người sống v́ nghề trồng lúa tại Vn lại chẳng hề có mức sống khá giả ǵ, thậm chí là có cả người nghèo. Nguyên nhân ở đây 1 phần cũng chính là từ việc xuất khẩu gạo khó khăn, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Tại diễn đàn khoa học “Thực trạng và giải pháp an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Kim Vân - Chủ tịch Hội tiết lộ thông tin, kể cả nông sản Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài cũng chứa dư lượng thuốc hóa học khiến khó khăn trong cạnh tranh trên trường quốc tế.
Theo TS. Nguyễn Kim Vân, t́nh trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) những năm gần đây đang trở nên thái quá dẫn tới lạm dụng.
Đáng chú ư, việc sử dụng thuốc BVTV trong các loại nông sản được trồng cấy để xuất khẩu. Do đó, có nguy cơ gây ra t́nh trạng mất an toàn thực phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1139195&stc=1&d=1511801061)
Thuốc BVTV được mua "vô tội vạ" mà ít có kiểm soát.
Theo thông tin của Cục BVTV năm 2014, Nhật Bản đă cảnh báo gạo xuất khẩu của nước ta có dư lượng Acetamiprid vượt mức cho phép (0,01ppm) và 2 hoạt chất thuốc trừ bệnh có nguy cơ cao trên gạo xuất khẩu là Hexaconazol (MRL _< 0,02ppm) và Fosetyl Aluminium (MRL _< 0,5 ppm)...
Năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật cũng đă tiến hành lấy 47 mẫu hồ tiêu để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV(từ tháng 5- 6/2016) tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk và B́nh Phước, kết quả có 18/47 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV vượt mức dư lượng tối đa cho phép.
Hoạt chất thuốc BVTV phát hiện vượt mức theo quy định của EU gồm: Carbendazim, Mancozeb, Imidacloprid, Chlorpyrifos Ethyl, Metalaxyl.
Những số liệu trên chưa đầy đủ song cũng cho thấy lượng thuốc tồn dư vượt ngưỡng cho phép trên nông sản xuất khẩu là vấn đề phải hết sức quan tâm.
TS. Nguyễn Kim Vân nhận định, kinh nghiệm thực tế cho thấy, thuốc BVTV là một trong những biện pháp có tính quyết định trong việc ngăn chặn, đẩy lùi các loài dịch hại nguy hiểm để giữ vững năng suất cây trồng, trong nhiều trường hợp.
Thuốc BVTV có đóng góp đáng kể vào việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu nông lâm sản thông qua nâng cao sản lượng cây trồng mà không cần tăng diện tích.
Song dù có ích nhưng thuốc BVTV là con dao 2 lưỡi có nguy cơ dẫn tới hậu quả tai hại làm ảnh hưởng tới không chỉ chính thực phẩm đó mà c̣n gây hại tới người tiêu dùng nông sản đó, thậm chí có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
Các kịch bản biến thuốc BVTV thành mầm họa
Vi phạm trong sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV biểu hiện rơ nhất là t́nh trạng sản xuất, buôn bán kinh doanh thuốc BVTV bất hợp pháp, thuốc giả, thuốc nhái các loại thuốc đă có thương hiệu uy tín trên thị trường, thuốc BVTV không rơ nguồn gốc...
Năm 2016 Cục BVTV và các chi cục BVTV đă tổ chức 1.162 đợt thanh, kiểm tra 11.485 cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV trong đó phát hiện 1.330 cơ sở vi phạm: không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc BVTV; buôn bán thuốc ngoài danh mục; sản xuất, buôn bán thuốc không phù hợp tiêu chuẩn chất lượng; sản xuất, buôn bán thuốc vi phạm nội dung ghi nhăn; buôn bán thuốc kém chất lượng; buôn bán thuốc không rơ nguồn gốc xuất xứ, buôn bán thuốc quá hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, t́nh trạng thuốc nhập lậu, thuốc không rơ nguồn gốc lọt qua biên giới một số tinh phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, t́nh trạng buôn bán thuốc độc hại ngoài danh mục, thuốc ghi nhăn mác nước ngoài không có hướng dẫn tiếng Việt vv vẫn diễn ra ở các vùng biên nước ta.
Từ đầu năm 2016 đến nay các lực lượng chức năng đă phát hiện hơn 50 vụ việc vi phạm về vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV nhập lậu, ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, đă thu giữ trên 7 tấn thuốc BVTV ngoài danh mục với hơn 25 loại bao gồm các nhóm: thuốc trừ sâu/nhện; thuốc trừ bệnh; thuốc kích thích sinh trưởng; thuốc bảo quản, thuốc trừ cỏ...
Một trong các nguyên nhân dẫn tới khả năng biến thuốc BVTV thành thuốc độc là sử dụng thái quá, không đúng quy định, thậm chí lạm dụng thuốc.
"Một số người làm sản xuất nông nghiệp v́ sợ mất năng suất và v́ lợi nhuận thu được đă sử dụng thuốc BVTV quá mức, sai quy định, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, tăng số lần phun hoặc tự ư tăng nồng độ, liều lượng thuốc phun, không đảm bảo thời gian cách ly hoặc sử dụng thuốc BVTV kém chất luợng... dẫn tới nông sản tồn dư các chất có hại quá mức cho phép, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng" - TS. Vân nhận định.
Hơn nữa, tâm lư của nhiều nhà nông là mặc dù được cơ quan chuyên môn hướng dẫn, nhưng khi gặp sâu bệnh, nông dân ra mua thuốc ở cửa hàng thuốc BVTV th́ lại hoàn toàn nghe theo tư vấn của chủ cửa hàng thuốc.
Nhiều cửa hàng v́ mục đích lợi nhuận thường tư vấn cho nông dân quá liều lượng, thay thế thuốc không đúng chủng loại, không đúng chất lượng, không đủ số lượng….
Tuy nhiên, ông Vân cũng đánh giá tốt sự vào cuộc tích cực của cơ quan chuyên ngành BVTV và toàn xă hội nên t́nh h́nh sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp đă có tiến bộ.