Nhắc đến săn cá voi ai cũng nghĩ tới Nhật Bản. Nhưng quốc gia này săn cá voi lấy thịt ăn và có vỏ bọc là nghiên cứu. Một quốc gia đang săn cá voi với mục đích thương mại lại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng lại chính là Iceland.
Cá voi lưng xám bị săn ở Iceland.
Khi nhắc tới văn hóa ăn thịt cá voi, Nhật Bản là “ứng cử viên sáng giá nhất”. Người dân quốc gia Bắc Á này từ lâu đă bị chỉ trích v́ mang danh nghĩa nghiên cứu khoa học nhằm giết hàng ngàn con cá voi mỗi năm và bán lấy thịt.
Dù Nhật Bản bị chỉ trích v́ thói quen ăn thịt cá voi của ḿnh, đây không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới săn bắt cá voi v́ mục đích thương mại. Cùng với Na Uy, Iceland là quốc gia ở Bắc Âu thường xuyên săn bắt loài cá khổng lồ này dù dân Iceland không chuộng cá voi.
Công ty Hvalur, một đơn vị chuyên săn bắt cá voi tại Iceland, liên tục tăng sản lượng đánh bắt cá voi xám thời gian qua. Hầu hết số cá voi này được chuyển tới Nhật Bản và trở thành miếng ngon cho thực khách ở đây.
Cá voi bị xẻ tại bến cảng ở Iceland.
Kristjan Loftsson, chủ nhân công ty đánh bắt cá voi Hvalur, là người đă làm mọi cách để truyền chủ nghĩa dân tộc trong hành động săn bắt cá voi. Tại quốc gia quanh năm giá lạnh, săn bắt cá voi hoặc ngắm cá voi trở thành một phần văn hóa. Mỗi năm, Iceland thu hút 30 vạn khách du lịch tới ngắm cá voi, bằng tổng lượng dân số tại đây.
Jonny Zwick, đạo diễn phim tài liệu, đă ra mắt bộ phim mang tên “Breach” của ḿnh, đề cập tới vấn nạn bắt cá voi đẫm máu ở Iceland. Dù dân Iceland không ăn thịt cá voi nhiều nhưng khi được hỏi, 52% số người ủng hộ việc bắt loài cá to lớn này. Đây là nguồn thu quan trọng cho quốc gia quanh năm lạnh lẽo.
Iceland xuất khẩu nhiều cá voi sang Nhật Bản.
Không những vậy, Iceland là quốc gia duy nhất trên thế giới săn bắt cá voi lưng xám đang bị đe dọa tuyệt chủng. Tại Nhật Bản và Na Uy, họ chỉ săn bắt cá voi xám. Cá voi lưng xám là loài động vật có vú lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau cá voi xanh.
Theo quy định, mỗi năm Iceland được phép đánh bắt 154 con cá voi lưng xám nhưng họ thường vượt ngưỡng 3 lần quy định này. Bất chấp cộng đồng quốc tế và các tổ chức bảo vệ cá voi lên tiếng bảo vệ, Iceland vẫn tiếp tục hoạt động đánh bắt cá voi.