Vietbf.com - Lệnh cấm vận LHQ bắt đầu có hiệu lực, đã làm hàng trăm người lao động Triều Tiên ở nước ngoài như Trung Quốc và Nga đa phần người Triều Tiên làm việc, ngoài ra không ít người Triều Tiên cũng chọn lao động tại các nước châu Á, châu Phi, châu Âu và vùng Trung Đông đã gửi khoảng 500 triệu USD về nước.
Lao động Triều Tiên tại Trung Quốc. Ảnh: China Daily Mail
Lệnh trừng phạt có hiệu lực
Tại Mongolia, gần 1.200 người lao động Triều Tiên chuẩn bị buộc phải thu xếp hành lí, lên đường về nước sau khi chính quyền nước sở tại bắt đầu áp dụng lệnh cấm vận từ Liên Hợp Quốc (LHQ) về việc siết chặt giao dịch thương mại và các hoạt động kinh doanh khác với Bình Nhưỡng.
Theo ước tính của LHQ hồi tháng 9, mỗi năm, khoảng 100.000 người lao động Triều Tiên ở nước ngoài đã gửi khoảng 500 triệu USD về nước.
Người lao động Triều Tiên tại Qatar. Ảnh: Chosun.com
Nhưng hiện tại, Hội đồng Bảo An LHQ đã yêu cầu các quốc gia ngừng cấp thị thực lao động cho các công dân Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 ngày 3/9 vừa qua.
Vụ phóng thử tên lửa rạng sáng ngày 29/11 mới đây cũng khiến Mỹ lên tiếng thúc giục các nước cấm vận Triều Tiên triệt để hơn nữa.
Theo Bộ Lao động Mông Cổ, từ giờ tới cuối năm, công dân Triều Tiên phải rời quốc gia này bởi các hợp đồng có giá trị 1 năm sẽ không được làm mới.
Shijeekhuugiin Odonbaatar, một quan chức ngoại giao Mông Cổ cho biết: "Theo như nghị quyết của LHQ, các công ty tư nhân sẽ không được phép gia hạn hợp đồng. Mongolia đang thực hiện các quy định rất triệt để."
Năm 2013, có 2.123 lao động Triều Tiên ở Mông Cổ. Con số này đã liên tục giảm sau các cấm vận quốc tế.
Theo thống kê tháng 11, có 1.190 người Triều Tiên còn đang làm việc trong các công ty Mông Cổ – đa số họ phải làm những công việc nặng nhọc và sống trong cảnh thiếu thốn.
Đa phần người Triều Tiên ở nước ngoài chọn lao động tại Trung Quốc và Nga, nhưng cũng không ít người làm tại các nước châu Á, châu Phi, châu Âu và vùng Trung Đông.
Dù ở đâu, họ cũng làm việc từ 12 đến 16 giờ/1 ngày, chỉ nghỉ 1 hoặc 2 ngày mỗi tháng.
Người lao động Triều Tiên tại Nga. Ảnh: Sputnik
Nguồn thu nhập bị cắt đứt
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Triều Tiên được cho là đã thu khoảng 70% tới 90% tiền lương của những người xuất khẩu lao động nhưng dưới cấm vận mới từ LHQ, nguồn tiền này sẽ không còn dồi dào như trước nữa.
Khoảng 150 người Triều Tiên đã rời Angola. 650 thợ xây dựng khác cũng sẽ hết hạn hợp đồng ở Qatar vào đầu năm tới. 500 lao động cũng sẽ không được làm mới thị thực tại Ba Lan.
Trong khi đó, đại diện của Nga cũng khẳng định các bên phải làm mọi thứ để những công dân Triều Tiên đang hoạt động tại nước này sẽ tiếp tục được làm việc và hoàn thành hợp đồng. Theo các chuyên gia ước tính, có khoảng 30.000 người lao động Triều Tiên tại Nga.
Ở Mông Cổ, các công ty xây dựng thường thuê người Triều Tiên bởi họ làm việc năng suất và không phàn nàn nhiều. Những người lao động này sống trong các kho công cụ của các công trình xây dựng hoặc dưới tầng hầm của các dự án lớn.
Họ không bao giờ nghỉ làm hoặc thậm chí cũng không rời khỏi các khu xây dựng vì họ không được phép đi lại tự do trong thành phố.
Một nhà hoạt động người Hàn Quốc đề nghị giấu tên bày tỏ hi vọng chính quyền Mông Cổ sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho những người lao động Triều Tiên.
Ông nói: "Khi mùa đông tới, họ phải sinh hoạt dưới các tầng hầm công trình dở dang. Dưới đó không hề có hệ thống sưởi ấm".
Nhiều người Triều Tiên tỏ ra rất thành thạo với các kiến thức y học cổ truyền, trong đó có châm cứu và bấm huyệt. Đời sống của y tá Triều Tiên có vẻ tốt hơn những thợ xây dựng, bởi họ được các trạm y tế cấp nơi ở và lương thực.
Sunjidmaa Mitiya, bác sĩ trưởng tại bệnh viện tư Sky cho biết các y tá người Triều Tiên thường rất đắt khách.
Bác sĩ này cho biết: "Các bệnh nhân rất hài lòng với quá trình trị liệu và ngày càng nhiều người tới đây sau khi được những người khác giới thiệu".
"Một vài bác sĩ, y tá Triều Tiên cũng hi vọng bệnh viện sẽ gia hạn hợp đồng để họ có thể được tiếp tục làm việc tại Mông Cổ," vị bác sĩ tiết lộ.