Ngược lại với Thủ đô Bình Nhưỡng hoành tráng, nhiều thành phố lớn của Triều Tiên đã rất khốn khổ. Kim Jong Un chỉ nghĩ đến vị thế của mình mà không nghĩ đến dân chúng? Sau đây là những hình ảnh đời thường dọc bờ biển phía Đông Triều Tiên mô tả cuộc sống khốn khó của người dân cách xa thủ đô Bình Nhưỡng phồn hoa, náo nhiệt với người người đang đổ xuống đường ăn mừng chương trình tên lửa, hạt nhân.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, thủ đô Bình Nhưỡng đang tràn ngập trong những bữa tiệc khiêu vũ linh đình, pháo hoa rực rỡ các công dân và các nhân viên chính phủ đang vô cùng vui mừng và hân hoan đổ xuống đường ăn mừng những tiến bộ vượt bậc của chương trình tên lửa, hạt nhân sau vụ phóng thử ICBM thành công hôm 28.11.
Tuy nhiên, có một bức tranh rất khác về cuộc sống ở Triều Tiên dọc bờ biển phía Đông nước này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ed Jones ở Seoul làm việc cho hãng tin AFP. Ed Jones đã khám phá dọc đất nước Triều Tiên khi cơ quan thông tấn của Pháp mở văn phòng đại diện tại Bình Nhưỡng tháng 9.2016. Hiện AFP và FP là 2 cơ quan báo chí phương Tây duy nhất được phép mở văn phòng đại diện ở thủ đô của Triều Tiên.
Ed Jones bắt đầu chuyến đi từ Wonsan qua Hamhung và Chongjin rồi tới Rajin-Sonbong, khu vực giáp biên giới với Trung Quốc và được cho là biên giới thương mại Trung-Triều.
Trong suốt chuyến đi của mình, nhiếp ảnh gia phương Tây không nhìn thấy những tòa cao tốc, đại lộ lát đá sạch đẹp như ở thủ đô Bình Nhưỡng dù đó là Hamhung, thành phố lớn thứ 2 của Triều Tiên, vốn từng là một trung tâm công nghiệp.
Thay vào đó, ông thấy những người dân mặc áo khoác mùa đông cố đạp xe đạp qua những con đường đất với những tòa nhà tróc sơn. Một bức ảnh khác mô tả những phụ nữ đang cố sức kéo và đẩy chiếc xe bắp cải.
Dọc theo bờ biển, những con thuyền độc mộc nằm im lìm trên bãi cát, không có những nhà máy hoạt động đêm ngày. Khi Ed Jones đi dọc bờ biển, ông thấy những người đàn ông vác những bó rơm lớn trên lưng hoặc điều khiển bò kéo xe rơm lớn.
Tại Kimchaek, từng nổi tiếng có nhiều cảng và các nhà máy sắt nhưng trong ảnh của Jones, những ống khói lại nhàn rỗi trong khi đường xá vắng vẻ, không một chiếc xe hơi nào được nhìn thấy trong ảnh.
Các căn hộ chung cư ở đây cũng cũ kỹ, xập xệ, trong khi trẻ em và thanh thiếu niên phải kéo xe dọc con đường đất.
Khi Jones đến Chongjin ở phía Bắc, thành phố lớn thứ 3 của Triều Tiên, ông thấy xe hơi và xe tải rất hiếm hoi, thay vào đó, phương tiện chính của người dân là xe đạp. Trẻ em đi bộ đi học qua con sông băng trong khi những phụ nữ địa phương rửa bắp cải trên con sông gần Raksan.
Khi Jones đến Rajin-Sonbong, hay "Rason" mà nhiều người biết đến, ông thấy những công trình đang xây dựng dở dang, có nhiều xe ô tô và xe tải hơn. Tuy nhiên, theo Jones, phải còn rất lâu nữa và còn phải đầu tư rất nhiều nữa thì Rajin-Sonbong mới có thể trở thành khu kinh tế đặc biệt nhộn nhịp mà chế độ KIm JOng-un mong muốn xây dựng.