VBF-Cảnh sát gốc Việt ở Mỹ đă rất hạnh phúc khi có con trai cũng theo nghề cảnh sát. Hai cha con cảnh sát luôn sát cánh bên nhau. Anh cho biết "Cảnh sát là bạn dân" và bây giờ ở Hoa Kỳ là vậy. Cần ǵ giúp dân hơn là kiểu phạt nóng phạt nguội.
WESTMINSTER - Với ước muốn có thêm nhiều người Mỹ gốc Việt và gốc Á Châu gia nhập ngành Cảnh Sát Hoa Kỳ để phục vụ cư dân, sáng thứ Sáu, 29 tháng 12, sĩ quan cảnh sát Mỹ gốc Việt, anh Tài Đỗ đă đến ṭa soạn Viễn Đông để chia sẻ niềm mong ước của anh với phóng viên Viễn Đông và qua đó gửi đến quư độc giả.
Sinh trưởng trong một gia đ́nh có 12 chị em nhưng hai người đă mất sớm, c̣n lại 10 người và anh Tài là người con áp út. Tất cả đang là những người con mồ côi cả cha lẫn mẹ. Anh sinh tại Saigon nhưng gốc người Biên Ḥa. Thân phụ người Thanh Hóa vào miền Nam lập nghiệp từ thập niên 1930 và lấy mẹ anh người Biên Ḥa. Năm 1981, lúc đó anh Tài được 14 tuổi, anh vượt biên sang Thái Lan và bị bắt nhốt cùng với nhiều người Việt khác tại trại Sikiew, Thái Lan hai năm. Sau đó được đi định cư tại Hoa Kỳ và gia đ́nh anh sống tại California từ đó đến nay.
Anh Đỗ Tài tại ṭa soạn báo Viễn Đông sáng thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Lư do nào anh gia nhập ngành cảnh sát?
Anh Tài cho biết, vào những năm 1980 - 1990 anh chứng kiến nhiều băng đảng gốc Á châu cướp của, giết người một cách tàn nhẫn, và những băng đảng Á Châu rất tinh ma nên nhiều tên đă lọt lưới pháp luật sau khi gây kinh hoàng, đau thương cho nhiều gia đ́nh. Hơn nữa lúc đó người Việt và người Á Châu sợ bị trả thù nên không dám tố cáo. Anh không chấp nhận để nhiều người vô tội bị chết oan uống, mất mát tài sản như thế nên anh chọn ngành cảnh sát để có thể làm được một điều ǵ đó giúp dân.
Tuy nhiên, bản tính anh rất cẩn thận, anh đă để ra năm năm trời t́m hiểu, nghiên cứu những việc làm của cảnh sát xem có thích hợp với ḿnh không đă.
Sau 5 năm anh vô trường cảnh sát t́m hiểu cặn kẽ những ǵ ḿnh cần phải làm rồi mới quyết định gia nhập vào lực lượng Cảnh Sát Hoa Kỳ qua một kỳ thi tuyển khó khăn. Sau sáu tháng huấn luyện rất cực khổ vừa về tinh thần vừa về thể chất, anh được chấm đậu nhưng phải qua 12 tháng thử thách, năm tháng đầu phải ra làm ở ngoài đường, tiếp xúc với dân xem họ đánh giá ḿnh mỗi ngày ra sao.
Sau đó mới được làm chung với một sĩ quan cảnh sát thực thụ cho đủ 12 tháng thử thách và bấy giờ mới được công nhận là nhân viên thực thụ, và anh đă được nhận vào làm việc cho Sở Cảnh Sát Long Beach, trong vai tṛ sĩ quan huấn luyện cảnh sát tại Long Beach Police Academy và Rio Hondo Police Academy. Sở Cảnh Sát Long Beach hiện nay có khoảng 800 nhân viên cảnh sát, trong khi đó chỉ có bốn nhân viên người Mỹ gốc Việt mà bốn trong số đó có hai cha con anh Tài.
Làm cảnh sát dễ hay khó?
Anh Tài tâm sự, “Làm cảnh sát rất là khó, trước hết ḿnh phải có cái tâm thương người, phải chịu khó học hỏi nào là học về tâm lư, về văn hóa xă hội, về t́nh cảm vợ chồng, về những xung đột trong gia đ́nh v.v.. Sau khi đi làm hết giờ ḿnh c̣n phải tập thể lực, tập bắn súng và nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Hai cha con Đỗ Tài (bên trái) và Alvin Đỗ cùng chung ngành cảnh sát. (H́nh Đỗ Tài cung cấp)
“Theo sự dự đoán thống kê có từ 85 đến 95 % người bản xứ dự thi vô ngành cảnh sát không được tuyển chọn c̣n dân tỵ nạn ḿnh cao hơn lên đến hơn 95% v́ họ không chịu nghiên cứu, t́m hiểu trước nên khi vào huấn luyện, họ không thích ứng nổi với những áp lực về thể chất và tinh thần và dễ dàng bỏ cuộc. Thêm nữa, trong thời gian huấn luyện có từ 15% - 30% bỏ cuộc.”
Là một nhân viên cảnh sát gốc Á châu, khi phải tiếp xúc với cư dân bản xứ hay cư dân các sắc tộc khác, anh có thấy họ phân biệt, kỳ thị hay tỏ thái độ xem thường không?
Anh Tài trả lời, “Hoàn toàn không! Không những họ không tỏ bất cứ thái độ kỳ thị hay xem thường ḿnh mà ngược lại họ c̣n tỏ ra nể trọng ḿnh, và khi ḿnh mặc bộ đồ cảnh sát họ coi mọi nhân viên cảnh sát đều b́nh đẳng như nhau, v́ đều là người đại diện chính quyền và thực thi pháp luật.”
Mỗi khi giải quyết một vấn đề ǵ đó cho người Việt Nam, anh thấy thái độ của đồng hương ḿnh như thế nào?
Anh Đỗ Tài, một Sĩ Quan Cảnh Sát Hoa Kỳ gốc Việt. (H́nh Đỗ Tài cung cấp)
Anh Tài cho biết, họ tỏ ra rất mừng v́ cùng ngôn ngữ nên dễ dàng diễn đạt, tŕnh bày sự kiện hơn là tiếp xúc với người cảnh sát không cùng ngôn ngữ với ḿnh.
Anh có hai người con, người con trai tên là Alvin Đỗ cũng gia nhập cảnh sát và hai cha con cùng làm việc chung với nhau tại sở cảnh sát Long Beach. Anh không hề ép buộc con cái và cũng không bao giờ kể chuyện công việc cảnh sát của ḿnh cho con nghe, nhưng một hôm, Alvin gọi điện thoại hỏi bố, “Ông thầy con làm cảnh sát, ông kể mấy chuyện thế này... thế này... bố có làm như thế không?”
Anh trả lời con, “Có chứ, bố vẫn làm như thế.”
Người con anh nói, “Ồ hay quá, sao hồi nào tới giờ bố không nói cho tụi con biết?”
Và rồi Alvin t́m hiểu và được anh cố vấn cho nên Alvin quyết định gia nhập cảnh sát, nay đang trong thời gian huấn luyện.
Về quyền lợi như lương bổng, phụ cấp, tiền hưu trí, bảo hiểm sức khỏe như thế nào?
Anh Tài cười và thật thà nói, “Nếu chọn cảnh sát để có lương cao th́ sai lầm. Muốn làm cảnh sát trước tiên phải có tấm ḷng yêu thương mọi người, hy sinh v́ mọi người; có khi người ta ngủ ḿnh phải thức, ngày lễ người ta đưa vợ con đi chơi ḿnh phải để vợ con ở nhà một ḿnh đi làm nhiệm vụ, nên không có tấm ḷng yêu thương mọi người không làm cảnh sát được, và khi ḿnh giúp được ǵ cho ai ḿnh cảm thấy hài ḷng, thấy vui là măn nguyện rồi c̣n lương bổng th́ đủ sống thoải mái chứ không giàu đâu.”
Trong thời gian 20 năm làm cảnh sát, anh Tài may mắn được đảm nhiệm vai tṛ huấn luyện, một vai tṛ đ̣i hỏi phải có khả năng, kiến thức và chuyên môn nên anh muốn truyền đạt lại một số kinh nghiệm cho các bạn trẻ Việt Nam muốn gia nhập cảnh sát.
Thực sự, cảnh sát là một nghề cao quư. Trước 1975, thời Việt Nam Cộng Ḥa người ta gọi “Cảnh Sát là Bạn Dân.” Câu nói đó rất đúng, bây giờ ở Mỹ vẫn đúng, v́ ḿnh giúp dân chứ không hại dân, lúc trước v́ sợ bị trả thù người dân không dám báo cáo, không dám gọi cảnh sát khi có chuyện xảy ra, bây giờ không c̣n như vậy. Người Việt đă mạnh dạn không c̣n sợ trả thù, họ tin tưởng ở pháp luật, tin tưởng ở cảnh sát nhiều hơn nên không có vấn đề kỳ thị hay ém nhẹm ǵ cả.
Tuy nhiên, muốn gia nhập cảnh sát, bạn phải để ra một thời gian t́m hiểu cặn kẽ, xem nhiệm vụ của cảnh sát là ǵ, mỗi khi phải đối phó với vấn đề nan giải phải làm sao? Và đừng sợ ḿnh không làm được. Ở đất nước Hoa Kỳ, họ luôn tạo cơ hội cho ḿnh, nếu ḿnh có khả năng, có quyết tâm th́ việc ǵ cũng có thể làm được. Do đó, anh Tài mong muốn các bạn trẻ hăy t́m hiểu và gia nhập cảnh sát để chúng ta có cơ hội phục vụ mọi người, không phải chỉ phục vụ riêng cho người Việt Nam nhưng cho tất cả để người dân sống trong địa phương của ḿnh được yên tâm làm ăn, sinh sống. Sau này anh sẽ mở những buổi hội thảo để giúp ai muốn gia nhập cảnh sát có thể t́m hiểu.
Điều ǵ làm anh măn nguyện nhất hiện nay?
Anh Tài nói, “Điều tôi măn nguyện nhất trong lúc này là con trai tôi cũng ở trong ngành cảnh sát. Alvin rất đứng đắn và tỏ ra chững chạc trong mọi vấn đề.”