Theo Sputnik, kế hoạch mới của chính phủ Mỹ có tên là “Buy American” (Tạm dịch: Mua hàng Mỹ). Đây là chính sách mà Chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sắp công bố nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vũ khí do Mỹ sản xuất sang các thị trường nước ngoài. Nhưng kế hoạch này lại được sử dụng biện các pháp ngoại giao và nới lỏng các chính sách nhằm kích cầu thị trường vũ khí.
Một máy bay ném bom Mỹ (Ảnh minh họa: Không quân Mỹ)
Ngoài việc thúc đẩy hoạt động mua vũ khí của quân đội nước ngoài thông qua con đường ngoại giao, kế hoạch mới được cho là đưa ra hàng loạt các thay đổi như việc nới lỏng các quy tắc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài.
Việc thay đổi những quy tắc này sẽ giúp các nước có nhu cầu dễ dàng hơn trong việc mua sắm các khí tài quân sự của Mỹ sản xuất bao gồm: máy bay chiến đấu, máy bay không người lái, tàu chiến, pháo và các thiết bị khác.
Đây được xem như việc ông Trump thực hiện lời hứa khi tranh cử năm 2016, rằng ông sẽ gỡ bỏ các rào cản thương mại trong nỗ lực kiểm soát thâm hụt thương mại, vốn đă tăng từ con số 25 tỉ USD năm 2009 lên 50 tỉ USD năm 2017.
Một quan chức cấp cao của Mỹ chia sẻ với Reuters rằng kế hoạch mới sẽ cho phép các quốc gia không phải là đồng minh thuộc khối NATO của Mỹ mua vũ khí với số lượng nhiều hơn, động thái có thể mang lại hàng tỉ USD doanh thu cho các nhà thầu quốc pḥng Mỹ.
Trong khi chính sách vũ khí mới dường như nhận được sự ủng hộ các “ông lớn” trong nền công nghiệp vũ khí Mỹ như Boeing hay Lockheed Martin th́ các nhóm nhân quyền và nhóm đối lập lại quan ngại về viễn cảnh chính sách mới sẽ đẩy vũ khí tới những điểm nóng xung đột trên thế giới như Trung Đông, châu Phi và Đông Á.
“Là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Mỹ có nghĩa vụ không để vũ khí nước này lọt vào tay kẻ xấu. Một vài trường hợp vũ khí Mỹ dường như đă rơi vào tay những nhóm vũ trang hoặc được cung cấp cho những nước với hệ thống nhân quyền yếu kém sử dụng sai mục đích”, chuyên gia vũ khí Patrick Wilcken của tổ chức Ân xá Quốc tế (Anh), chia sẻ.
Giới chức Mỹ cho biết vấn đề về nhân quyền sẽ được chính phủ cân nhắc và xem xét, nhưng Mỹ dường như muốn làm điều này nhằm đối phó với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền công nghiệp vũ khí Nga và Trung Quốc.
Dự kiến, ngành công nghiệp vũ khí Mỹ sẽ hưởng lợi lớn nhất từ các chính sách kích cầu cả trong và ngoài nước của chính phủ. Đơn cử, giá mỗi cổ phiếu của hăng Lockheed Martin năm 2009 chỉ khoảng dưới 60 USD, nhưng tới hiện tại đă tăng lên 330 USD.
Therealtz © VietBF