Trung Quốc có những kế sách nối dài cánh tay quyền lực mềm. Nước này tài trợ cho các đảng phái hoặc mở rộng tầm với của phương tiện tuyên truyền. Trong 6 tháng qua, Trung Quốc đă áp dụng nhiều công cụ gây ảnh hưởng với nước ngoài.
Yang Jian, nhà lập pháp New Zealand bị nghi liên quan đến t́nh báo quân sự Trung Quốc.
Trong 6 tháng qua, đă có nhiều tranh luận ở Australia và New Zealand về việc Trung Quốc đang nắm giữ nhiều ảnh hưởng chính trị tại nước họ hơn bất kỳ lúc nào. Hồi tháng 9, học giả New Zealand Anne-Marie Brady đă đưa ra một báo cáo về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tác động đến chính trị nước này.
Họ sử dụng các chiến thuật bao gồm cố gắng kiểm soát các tổ chức đại diện cho cộng đồng người Hoa ở New Zealand, tài trợ tiền cho các chính trị gia và các cơ sở giáo dục. Cuối năm 2017, phó thủ tướng New Zealand kêu gọi điều tra quy tŕnh kiểm tra lư lịch, sau khi Brady và một số phóng viên tiết lộ rằng nhà lập pháp của New Zealand Yang Jian có thể đă có những liên kết với t́nh báo quân sự Trung Quốc.
Tại Australia, câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh đă phủ bóng lên chính trị ở Canberra. Trong năm qua, một loạt hé lộ trên truyền thông cho thấy phần lớn các khoản tài trợ nước ngoài cho các đảng chính trị Australia đến từ Trung Quốc. Một thượng nghị sĩ Australia được cho là đă phản đối lập trường của đảng ḿnh về vấn đề Biển Đông ngay sau khi một nhà tài trợ Trung Quốc đe doạ sẽ cắt giảm hỗ trợ tài chính. Các trường đại học Australia, tổ chức người Hoa và cơ quan truyền thông ngày càng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với họ. Trước t́nh h́nh này, cuối năm ngoái, chính phủ Australia đă thông qua các luật mới cấm các đảng nhận viện trợ nước này.
Những trường hợp này chỉ là một phần câu chuyện. Thực tế, tại Đông Nam Á và châu Phi, Trung Quốc đă phát triển các công cụ gây ảnh hưởng tinh vi hơn những điều đă bị phơi bày ở Australia và New Zealand. Ở những khu vực đang phát triển này, các nhà lănh đạo sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn khi xác định hoạt động gây ảnh hưởng nào của Trung Quốc là nguy hiểm và hành động nào là vô hại, theo Joshua Kurlantzick, chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
Không giống như những người tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Tập Cận B́nh đă thay đổi cách tiếp cận của Trung Quốc từ ẩn ḿnh chờ thời sang lộ diện và chớp thời cơ. Tại các nước đang phát triển, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện bằng cách xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ, viện trợ, đầu tư và trở thành một bên ngoại giao trung tâm.
Chính quyền Tập Cận B́nh cũng yêu cầu các nhà ngoại giao, ban ngành của đảng Cộng sản Trung Quốc, hăng truyền thông nhà nước hay các nhà tài phiệt thân Trung Quốc t́m cách cung cấp cho Bắc Kinh nhiều công cụ hơn để gây ảnh hưởng chính trị. Theo Kurlantzick, Bắc Kinh luôn cố gắng xây dựng lực lượng t́nh báo ở các nước khác, thu hút các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và sử dụng viện trợ, chương tŕnh văn hoá và truyền thông để tăng cường h́nh ảnh toàn cầu.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hiện có thể tiếp cận được nhiều nơi trên khắp thế giới. Bắc Kinh đă bơm tiền để khiến những hăng tin từng có ít độc giả và khán giả nước ngoài như Xinhua hay China Global Television Network tiến ra quốc tế. Mạng xă hội và ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc cũng được sử dụng rộng răi trên toàn cầu và ngày càng phổ biến hơn ở các khu vực như Đông Nam Á.
Bắc Kinh cũng t́m cách định h́nh cách truyền thông nước khác đưa tin về nước ḿnh. Các chương tŕnh hỗ trợ đào tạo phóng viên nước ngoài, đặc biệt là từ các nước đang phát triển, đă được triển khai trong những năm gần đây. Các phóng viên từ Đông Nam Á cho đến Mỹ Latinh được mời đến Trung Quốc để tham gia các hội thảo và khóa học cung cấp quan điểm chính thức của Bắc Kinh về chính sách kinh tế và đối ngoại.
Các tài phiệt thân Trung Quốc gần đây mua lại các cơ quan truyền thông địa phương ở Nam Phi và điều đó có thể giúp định h́nh các quan điểm có lợi cho Trung Quốc. Khi nhà sáng lập Alibaba Jack Ma mua báo Hong Kong South China Morning Post ba năm trước, nhiều người lo ngại rằng tờ báo sẽ mất đi tính độc lập và sẽ không c̣n đưa những tin tức phê phán Bắc Kinh.
Các trung tâm tư vấn thân Bắc Kinh cũng mọc lên ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, một số do chính phủ trực tiếp tài trợ, số khác nhận nguồn tài chính từ các doanh nghiệp. Chẳng hạn, ở Thái Lan, sứ quán Trung Quốc đă xây dựng mối liên kết chặt chẽ với một số tổ chức văn hoá và kinh doanh nổi tiếng của Thái Lan. Trong thập kỷ qua, chúng đă trở thành những bên phát ngôn chính thức cho chính sách của Bắc Kinh với nước này và khu vực.
Bắc Kinh c̣n bị cáo buộc cố gắng tuyển người trong chính phủ nước ngoài làm người cung cấp thông tin cho họ. Đức hồi tháng 12 tố cáo Bắc Kinh đă sử dụng LinkedIn và các mạng xă hội khác để nhắm mục tiêu vào hơn 10.000 công dân Đức, bao gồm các nhà lập pháp và nhân viên chính phủ. Những người này được chào mời các chuyến đi miễn phí đến Trung Quốc và gặp mặt những người có ảnh hưởng.
Tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ đă bày tỏ quan ngại về "cánh tay ngày càng được nối dài của Trung Quốc". "Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc dẫn dắt, mua chuộc, gây ảnh hưởng chính trị và kiểm soát các chủ đề nhạy cảm đang ngày càng lan rộng và đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh có cùng quan điểm", thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio nói.
Tuy nhiên, Elizabeth Economy, nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho rằng Trung Quốc không phải là nước duy nhất chi tiền để tăng cường quyền lực mềm. Theo bà, không nhất thiết luôn phải phản ứng gay gắt với mọi hành động của Trung Quốc.
"Thách thức là phân biệt được giữa việc quảng bá văn hoá và chính trị vô hại với việc gây ảnh hưởng không có lợi và can thiệp vào nội bộ nước khác", bà viết.