Năm 1987, tôi có dịp nói chuyện với linh mục Lương Kim Định. Tôi biết đến ông lần đầu tiên năm 1968 khi một người bạn đưa cho đọc một số tác phẩm của ông về triết lư Việt Nho và An Vi. Tôi không đọc hết một cuốn sách nào của ông cả, bởi v́ đọc tới gần nửa cuốn th́ có cảm tưởng đă nắm được ư cho nên phần sau chỉ đọc lướt và đọc chéo. Nhân một dịp tôi sang Mỹ, Kim Định, v́ có đọc một số bài báo của tôi, tỏ ư muốn gặp tôi để thảo luận. Lúc đó ông đă nổi tiếng là một triết gia lớn của Việt Nam, nhất là tại hải ngoại.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174357&stc=1&d=1518368884)
Ông rất đẹp lăo, gương mặt sáng láng, thái độ ung dung, ngôn từ sáng sủa, mạch lạc và c̣n rất tráng kiện ở tuổi 70. Chúng tôi thảo luận khá lâu về Nho Giáo mà Kim Định khẳng định là của người Việt chứ không phải của người Trung Hoa và không được triển khai đúng đắn chứ thực ra là một triết lư rất hoàn hảo cần được dùng làm nền tảng xây dựng đất nước sau này. Chúng tôi đi đến một thỏa thuận là không đồng ư với nhau.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174358&stc=1&d=1518368884)
Cuối câu chuyện, sang đến phần triết lư An Vi của ông mà Lương Kim Định coi là một thông điệp của trống đồng, tôi nói với Kim Định là cách tiếp cận văn hóa Việt Nam của ông rất phiêu lưu bởi v́ các di tích lịch sử và văn hóa của chúng ta quá ít ỏi để có thể là một thông điệp sáng sủa và chắc chắn. Chúng ta phải suy diễn rất nhiều mà suy diễn th́ lúc nào cũng chủ quan và dễ sai lầm. Kim Định giảng giải cho tôi về những ư nghĩa của trống đồng mà ông cho là rơ rệt và đầy đủ. Thấy tôi có vẻ không tin tưởng lắm, Kim Định hỏi lại : "Thế th́ cậu đề nghị cách tiếp cận nào ?". Tôi đáp là phải tiếp cận bằng con người Việt Nam, bởi v́ nền văn minh Việt Nam là một nền văn minh không có di tích vật chất.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174359&stc=1&d=1518368884)
Tất cả ở trong con người, quá khứ tồn đọng trong con người và tương lai cũng chỉ là con người. Nền văn minh Việt Nam chắc chắn là có và đáng kể dù các di tích của ta không vĩ đại và phong phú bằng các nước láng giềng Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Cam-bốt và Lào. V́ thế cách tiếp cận đúng để t́m hiểu Việt Nam là tâm lư học và xă hội học chứ không phải là khảo cổ học. Sự kiện chúng ta có những con người có thể mau chóng hấp thụ những kiến thức phức tạp và khó khăn nhất, có thể thích nghi ít nhất một cách tương đối với những thay đổi bối cảnh đột ngột nhất, có thể sống qua những thảm kịch ghê gớm nhất là bằng chứng của một nền văn minh đặc sắc.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174360&stc=1&d=1518368884)
Tuy nhiên khối người tinh nhuệ đó đă chỉ đi từ tai họa này đến thảm kịch khác, như vậy rơ ràng là họ phải có một tật nguyền tập thể nào đó. Con người Việt Nam là cả một bí mật chưa được khám phá, nhưng điều chắc chắn là nó mang một tiềm năng rất lớn chưa phát huy được v́ một số bế tắc tâm lư. Khai thông được bế tắc này chúng ta sẽ giải tỏa một nguồn năng lượng vô cùng lớn và sẽ vươn lên rất mănh liệt.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174361&stc=1&d=1518368884)
Lương Kim Định cũng phân vân trước cách tiếp cận của tôi như tôi nghi hoặc trước cách tiếp cận của ông. Không phải chỉ có một mà có nhiều cách t́m hiểu nước Việt. Và tất cả đều có mặt đúng và có mặt yếu. Cái khó của chúng ta là phải làm một việc mà từ trước chúng ta đă không cố gắng để làm, nghĩa là t́m hiểu chúng ta là ai.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174362&stc=1&d=1518368884)
Từ đó tôi không c̣n cơ hội để gặp lại Kim Định. Tôi thường hỏi thăm về ông và vài năm sau được biết ông đau nặng, cho nên khi được tin ông qua đời, tôi không ngạc nhiên. H́nh ảnh c̣n lại trong tôi về Kim Định là một con người rất độc đáo. Ông được đào tạo theo giáo dục phương Tây, nhưng lại dùng những kiến thức đó làm dụng cụ để t́m về nguồn gốc dân tộc, khám phá cái hay của dân tộc, đi đến niềm tự hào - theo tôi quá chủ quan - về dân tộc và đề xướng một đường lối phát triển thuần túy Việt Nam - mà tôi cho là gượng ép.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1174363&stc=1&d=1518368884)
Là một linh mục công giáo nhưng ông lại gần gũi với triết lư Á Đông hơn là triết lư Thiên Chúa Giáo. Đức tin công giáo của ông h́nh như chỉ rất tương đối. Dù không đánh giá cao lắm những công tŕnh nghiên cứu của Kim Định, nhất là về điểm mà đa số thán phục ông, nghĩa là Nho Giáo, tôi vẫn dành cho ông một sự cảm mến đối với một người đă tận tụy với văn hóa dân tộc. Trong lần gặp gỡ duy nhất ấy, chúng tôi khác ư với nhau nhiều nhưng chúng tôi đồng ư là lịch sử của chúng ta quá sơ sài và thiếu sót, di sản văn học của chúng ta không có bao nhiêu..."
Nguyễn Gia Kiểng