Cali không chỉ là nơi chúng tôi ở mà là quê hương, là trái tim trong chúng tôi. Tác giả Trương Minh Tâm xin gửi gới tới quư vị độc giả bài viết ngắn đầy t́nh cảm sau. Chúc quư vi đọc vui vẻ.
Người ta thường nói, Cali nắng ấm, biển xanh, thức ăn ngon và rẻ… Cali là một Việt Nam giữa Mỹ nên bạn sẽ không chết đói trong những ngày chân ướt chân ráo của kẻ rời bỏ tổ quốc… Cali gió tanh, mưa máu… Và trong tôi c̣n một Cali mà những người an ninh Việt Nam nói, chúng tôi chờ xem anh đến đó có xanh măi được không... Cali như thế bảo sao không khiến tôi- kẻ ưa khám phá háo hức muốn tới.
Từ Chicago, anh Trương Thành United Airline bắt vé hăng đưa tôi xuống thăm Cali vào ngày cuối cùng trong năm âm 2017.
Đúng là Cali nắng ấm thật chứ không tê buốt như Chicago nơi tôi chọn để định cư. Chỉ có điều nắng ấm là thế mà tôi vẫn không sao ră đông được cái xác chết của chính tôi khi tới nước Mỹ.
Xác chết đó đông cứng, không thối rữa nổi và nó hoá thành con chó già chạy rông trên đường phố Westminster để ngắm nh́n mọi thứ.
Ấn tượng nhất với tôi có lẽ là buổi diễn hành của cộng đồng người Việt tị nạn trên con phố Bosla. Ở đó, lần đầu tiên tôi được làm fan của người nghệ sỹ tài hoa Việt Khang khi anh cùng nhạc sĩ Trúc Hồ ngồi trên xe mui trần chạy chầm chậm qua lễ đài dựng trước trung tâm Phúc Lộc Thọ nổi tiếng.
Việt Khang được đông đảo mọi người ái mộ biết đến với những ca khúc chống Tàu và cổ suư tự do. Việt Khang hôm đó rất đẹp trong bộ đồ veston chỉn chu. Anh đưa tay vẫy chào những người hâm mộ ḿnh đứng ken dày hai bên đường dọc con phố dài hơn 2 mile.
Rời buổi diễu hành, tôi lang thang tới thăm tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam dựng trong một nghĩa trang nằm ngay giữa ḷng thành phố. Ở đó, người Việt tị nạn dựng một bức tượng quy mô cũng chỉ tầm tượng đài do người Cộng sản Việt Nam dựng tại phố Khâm Thiên-Hà Nội với biểu trưng người mẹ bồng xác con thơ đă chết để nhắc nhở người dân về mối thù quân đội Mỹ đă ném bom thảm sát Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972.
Chị bạn đi cùng bảo tôi: Tượng đài nhỏ quá. Nhỏ quá với những ǵ cả triệu người chúng tôi ra đi trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước đă phải làm mồi cho cá mập giữa trùng khơi. Nhỏ quá cho 2 triệu người chúng tôi may mắn đến được bến bờ “tự do” nhưng vết thương ḷng th́ không bao giờ cầm máu.
Khi đó, tôi đă im lặng người không nói ǵ mà chỉ nhớ tới những bài hát buồn đau của người nhạc sỹ Trịnh Công Sơn với những ca từ lùng bùng trong tai tôi “nước Việt buồn” “tôi chán ghét chiến tranh” “nội chiến từng ngày” “xác nào em tôi”…
Những ca từ đó phải chăng đă được được viết ra bởi tâm hồn người nghệ sỹ từng trải khiến anh đủ hiểu rằng: Chiến tranh chỉ là chiến tranh. Con người măi măi sống bên nhau bằng những cuộc chiến. Mà cuộc chiến th́ ai cũng nói ḿnh là lương tâm thời đại c̣n bên kia là ác quỷ, là phi nghĩa.
Rồi cuộc chiến nào cũng có kẻ thẳng người bại. Nhưng chỉ có nhân dân th́ măi măi là kẻ thua, là tấm bia đỡ đạn cho cả hai bên. V́ thế, khi đứng đây nh́n bức tượng thuyền nhân tôi vẫn nhớ bức tượng trên phố Khâm Thiên, Hà Nội là vậy.
Có ǵ to hay bé hơn đâu nhỉ giữa những bia căm thù do người Cộng sản dựng khắp nơi trên đất Việt Nam với những tượng đài thuyền nhân như thế này do người Việt tị nạn dựng trên nước Mỹ, Úc, Canada… V́ thế nhỏ hay to cũng đều bằng nhau trong nỗi xót xa thân phận con người.
Tôi chỉ có năm ngày ở Cali rồi sau đó phải đi tiếp về Washington DC. Năm ngày, cũng vừa đủ cho tôi tới thăm những người bạn Việt Tân, Voice, BP SOS và nhiều hơn thế nữa. Ở đó, tôi rất vui khi thấy ḿnh là những người bạn của họ. Họ và tôi ai cũng đều thẳng thắn, chân thành, tôn trọng sự khác biệt của nhau chứ chả ép buộc nhau điều ǵ.
Vậy mà sao đời cứ bảo Cali gió tanh, mưa máu là sao? Tôi cũng đến thăm cả những người bạn thấy bảo rất verry, verry cực đoan chống Cộng nhưng tuyệt nhiên chả thấy ai bắt tôi quàng cờ vàng, cờ đỏ lên người; chả thấy ai kêu tôi có phải là Cộng sản bày tṛ khổ nhục kế để ra đây nằm vùng hay không; cũng chả thấy ai bảo tôi có phải là người của nhóm nọ, hội kia t́m cách thâm nhập để lụng đoạn phá phách hội đoàn của họ.
Ai cũng ngạc nhiên bởi tôi quá tự do và cà chớn với tự do của chính tôi.
Năm ngày ở Cali trôi qua thật nhanh. Cũng những ngày đó, có lúc tôi lang thang trong những khu vườn giờ đă là phố. Quận Cam không c̣n là những vườn cam nổi tiếng xưa kia nữa nhưng may mắn thay vẫn c̣n những cây cam sai trĩu quả để cho tôi chụp những bức ảnh và tinh quái hái trộm mỗi cây một quả ăn thử cho biết.
Có những quả rất ngon. Có những quả cũng rất dở mà một vài anh chủ nhà đă thành thật khuyên tôi đừng nếm thử nó. Nhưng tôi-con chó già thích khám phá vẫn cứ nằng nặc quyết thử nó cho bằng được để biết, để tự cảm nhận chứ không phải bằng suy nghĩ, phán xét của ai đó…
Chào Cali, tôi lại đi đây! Tôi sẽ nhớ một Cali cam vàng như ngọn đèn vàng trên ngă tư phố thị. Đèn vàng mà, ai thích vẫn có thể đi và ai từ tốn th́ có thể đứng lại nhường bước cho người khác.
Một lần nữa, chào Cali. Có duyên, hẹn sẽ gặp lại nhau nhé!
Tác giả: Trương Minh Tâm